Để có thể bắt đầu công việc phân tích, các nhà quản lý tài chính thường sử dụng các phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc các phương pháp nghiệp vụ chuyên môn. Vậy có những phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. Chúc các bạn thành công! | Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp của nhà quản lý CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ QUẢN LÝ Để có thể bắt đầu công việc phân tích, các nhà quản lý tài chính thường sử dụng các phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc các phương pháp nghiệp vụ chuyên môn. Vậy có những phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. Phương pháp so sánh Phương pháp so sách trong phân tích tài chính doanh nghiệp khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi không chỉ trong phân tích tài chính mà còn sử dụng cả trong lĩnh vực phân tích kinh tế. Việc so sánh nhằm mục đích làm nổi bật lên sự khác biệt và đặc trưng của mỗi doanh nghiệp. Thông qua đó có thể tìm ra xu hướng và các quy luật biến động thị trường. Các chủ thể, cá nhân hoặc đơn vị có thể dựa vào đó để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp so sánh a/ So sánh về chỉ tiêu: Để có thể nghiên cứu chỉ tiêu và đưa ra so sánh cần phải đảm bảo thống nhất nội dung về các mặt kinh tế, thời gian, phương pháp tính toán và đơn vị đo. b/ Gốc so sánh: Có thể lựa chọn gốc so sánh là thời gian hoặc không gian phụ thuộc theo mục đích của nhà phân tích. Về thời gian: Gốc so sánh có thể lựa chọn các kỳ đã qua (năm trước hoặc kỳ trước) hoặc kế hoạch, dự toán. + Khi cần xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu cần phân tích, gốc so sánh được đặt là trị số của chỉ tiêu phân tích trong kỳ trước hoặc hàng loạt các kỳ trước. Trong trường hợp này chúng ta sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ với các trị số chỉ tiêu ở các kỳ gốc khác nhau. + Khi chúng ta đánh giá vị thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành, cần so sánh chỉ tiêu thực hiện của doanh nghiệp với bình quân chung của ngành hoặc với các chỉ tiêu thực hiện của đối thủ cạnh tranh. + Trong trường hợp chúng ta đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra, .