Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục thông qua việc liên kết với trường đại học, cao đẳng và công ty, doanh nghiệp

Mục đích xã hội hóa theo hướng liên kết với các đơn vị là sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu, thực tế, trải nghiệm tại các đơn vị; cho các em trực tiếp tham gia vào hoạt động hướng nghiệp, hoạt động xã hội nhằm bước đầu hình thành năng lực, sở thích nghề nghiệp để từ đó các em chọn lựa, quyết định hướng đi và nghề nghiệp trong tương lai (Khác với mục đích xã hội hóa trong hầu hết các nhà trường hiện nay là vẫn chỉ tập trung vào việc huy động kinh phí). | Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục thông qua việc liên kết với trường đại học, cao đẳng và công ty, doanh nghiệp TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Những năm gần đây tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT học sai ngành, làm sai nghề chiếm khoảng 60% (chỉ có khoảng 10% số học sinh hiểu biết, 30% số học sinh có hiểu biết tương đối đầy đủ và 60% số học sinh thiếu hiểu biết về ngành nghề bản thân chọn học, chọn làm). Nguyên nhân là do trong trường THPT các em mới chỉ được tìm hiểu về ngành nghề thông qua một số tiết lý thuyết môn công nghệ, sinh học, địa chưa được tìm hiểu nghề nghiệp tương lai bằng cách tiếp cận thực tế tại các trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp­ cách định hướng nghề nghiệp hiệu quả nhất cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Nhưng, làm sao có kinh phí để tổ chức cho các em tới các đơn vị đó được (tiền thuê xe, tiền ăn.)?; làm sao đưa được các em vào các đơn vị đó tham quan, trải nghiệm bởi đó là các công ty, doanh nghiệp nước ngoài? Mặt khác, để đảm bảo công tác phổ cập và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhà trường phải rất chú trọng đến công tác hỗ trợ, giúp đỡ, động viên, khen thưởng, thu hút học trò (Thưởng cho học sinh đỗ thủ khoa, á khoa, điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10; thưởng cho học sinh đỗ thủ khoa, điểm cao trong kỳ thi đại học; trao học bổng cho học sinh giỏi thi đỗ vào trường cũng như học sinh giỏi đang học tại trường; thưởng cho học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi; hỗ trợ, tặng quà học sinh nghèo.) trong khi nguồn kinh phí của các trường THPT tương đối hạn hẹp ( Chủ yếu dùng để trả lương cán bộ giáo viên, tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ dạy học ). Vậy, làm thế nào để có nguồn kinh phí đó? Tôi thiết nghĩ, để làm tốt hai việc trên (vừa có điều kiện cho học sinh tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu về .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.