Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra một số biện pháp tổ chức hoạt động thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tích cực vận động. | Bài tập nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thể chất nhằm nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TI1ỂU HỌC VÀ MẦM NON BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI Họ và tên: HOÀNG THỊ KHUYÊN Lớp: K16 DLTMN A5 Phú Thọ, 2020 2 Phần I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với xu hướng của xã hội ngày nay thì không chỉ đơn thuần đòi hỏi một con người tài giỏi mà là một sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều ba mẹ hiện đại ngày nay đã ý thức được điều này, cho các bé tiếp xúc với nhiều phương pháp giáo dục sớm, tạo điều kiện cho con học những môn năng khiếu nhưng ba mẹ vẫn quên đi tầm quan trọng và ý nghĩa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, ba mẹ làm vẫn thường tập trung vào phát triển trí tuệ hơn là thể lực. Tuy nhiên trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai. Chính vì thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ cho đất nước phục vụ xã hội. Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, công cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuôc đời. Vậy .