Nghiên cứu tiến hành thu thập 102 mẫu rác thải phát sinh từ các hoạt động của trường Đại học Lâm nghiệp nhằm xác định khối lượng và thành phần rác thải. | Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phương án quản lý rác thải trường Đại học Lâm nghiệp Quản lý tài nguyên rừng & Môi trường NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RÁC THẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Trần Thị Hương1, Lê Phú Tuấn2, Đặng Hoàng Vương3 1,2 ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp 3 CN. Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Nghiên cứu tiến hành thu thập 102 mẫu rác thải phát sinh từ các hoạt động của trường Đại học Lâm nghiệp nhằm xác định khối lượng và thành phần rác thải. Kết quả cho thấy: khối lượng rác thải trung bình của Nhà trường là 480,14 kg/ngày. Rác thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: ký túc xá sinh viên, khu tập thể nhân viên của trường, khu dịch vụ, khu giảng đường, khu thí nghiệm, văn phòng hành chính, khu vực công cộng trong các khuân viên của Nhà trường. Thành phần rác thải của trường rất đa dạng song tập trung thành ba nhóm, trong đó: rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học chiếm 61,47%; rác tái chế chiếm 37,81 %; rác thải nguy hại chiếm 0,72%. Công tác thu gom rác thải nhìn chung đáp ứng yêu cầu thực tế. Công tác xử lý rác thải hiện nay là chôn lấp trên Núi Luốt gây ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh môi trường, cảnh quan của Nhà trường lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sinh thái trong khu vực. Phương án quản lý, xử lý rác thải được đề xuất là Nhà trường tự thu gom và xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh kết hợp ủ phân compost nhằm tận dụng nguồn rác thải để làm phân bón, đây là một trong những biện pháp thân thiện với môi trường. Từ khóa: Bãi chôn lấp, chất hữu cơ, nguy hại, rác thải, rác thải sinh hoạt. I. ĐẶT VẤN ĐỀ viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng rác thải và công tác quản lý rác thải cũng Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam là như đề xuất phương án quản lý rác thải tại một trong những trường đại học có khuôn viên trường Đại học Lâm nghiệp. rộng với tổng diện tích là 160 ha, bao gồm khuôn viên trường 50 ha, rừng thực nghiệm II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN