Nội dung trên hóa đơn điện tử được quy định như thế nào? Hiện nay có không ít các đơn vị đang áp dụng hình thức hóa đơn điện tử phục vụ cho việc bán hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng còn những thắc mắc về nội dung trên hóa đơn điện tử, thấy rõ được khó khăn đó bài viết xin được chia sẻ về vấn đề này, . | Nội dung trên hóa đơn điện tử NỘI DUNG TRÊN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ Nội dung trên hóa đơn điện tử được quy định như thế nào? Hiện nay có không ít các đơn vị đang áp dụng hình thức hóa đơn điện tử phục vụ cho việc bán hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng còn những thắc mắc về nội dung trên hóa đơn điện tử, thấy rõ được khó khăn đó bài viết xin được chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Các quy định về nội dung hóa đơn điện tử . Quy định của hóa đơn điện tử Tại khoản 1, Điều 6 của Thông tư 32/2011/TTBTC quy định nội dung của hóa đơn điện tử như sau: “1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau: a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn; Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TTBTC của Bộ Tài chính. b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua; d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ. e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán. g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt Các nội dung quy định từ điểm b đến điểm d khoản 1 Điều này phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ .