Nội dung của bài giảng trình bày gỗ dùng trong xây dựng; yếu tố làm ảnh hưởng cường độ chịu lực của gỗ; các liên kết trong kết cấu gỗ T27; sự chịu lực của đinh tán và bulong. | Bài giảng Chương 1: Vật liệu thép, gỗ trong xây dựng Chương 1: Vât liệu thép, gỗ trong xây dựng I. Gỗ dùng trong xây dựng (T 5) Ưu Gỗ là loại vật liệu nhẹ, có cường độ điểm khá cao. Gỗ là loại vật liệu phổ biến, mang tính địa phương. Gỗ dễ gia công chế tạo như cưa, đục, khoan Cách âm tốt. Nhượ Gỗ là loại vật liệu không đồng nhất và c đẳng hướng. điểm Gỗ có khuyết tật làm giảm khả năng chịu lực như mắt gỗ, khe nứt, thớ vặn. Nhược điểm của gỗ là bị nấm mốc, mối mọt, dễ cháy, ở nơi có nhiệt độ > 50oC không dùng được gỗ. Gỗ dễ bị tác động bởi MT xung quanh, dễ bị cong vênh, giãn nở, co ngót, nứt làm giảm khả năng chịu lực và thẩm mỹ. Khả năng chịu lực của gỗ. Tại những điểm có tật như mắt, sâu, thớ chéo vv Khả năng chịu lực rất kém. Khả năng chịu nén dọc thớ của gỗ thấp cường độ chỉ khoảng 3 – 4 KN/cm2. Khả năng chịu nén ngang thớ thấp hơn dọc thớ Khả năng chịu uốn nằm ở cường độ khoảng 6 – 7 KN/cm2. Gỗ có tật cũng làm ảnh hưởng tới khả năng chịu uốn. Yếu tố làm ảnh hưởng tới cường độ chịu lực của gỗ. Độ ẩm: Gỗ có độ ẩm càng cao thì khả năng chịu lực càng kém. Độ ẩm cân bằng ở khỏang 18% Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng, cường độ của gỗ giảm. Nhiệt tăng từ 20 lên 50 oC thì Rkéo giảm 15 – 20%, Rnén giảm 20 – 40%. Rtrượt giảm 15 – 20%. Khi nhiệt độ quá 50oC, gỗ giản nở, gây ứng suất cục bộ (nhất là tại mắt gỗ và khuyết tật) làm đứt thớ gỗ, ảnh hưởng tới cường độ. Nên gỗ không được dùng ở nơi có nhiệt độ >50oC. Khuyết tật: Các khuyết tật như mắt gỗ, thớ gỗ bị vặn, gỗ bị sâu, bị nứt vv đều ảnh hưởng rất lớn đến cường độ chịu lực của gỗ .