Giáo trình với bốn chương: khái quát về kinh tế tài nguyên và môi trường; các phương pháp đánh giá giá trị; các công cụ và chính sách quản lý tài nguyên và môi trường; quản lí tài nguyên thiên nhiên và chất thải. | Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TS LÊ NGỌC UYỂN- TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH THS HOÀNG ĐINH THẢO VY 1 MỤC LỤC Trang Phần mở đầu Giới thiệu môn học Kinh tế tài nguyên và môi trường . 3 Phần I: Khái quát về kinh tế tài nguyên và môi trường. Bài 1: Tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế . 8 Bài 2: Nguyên nhân gây suy thoái môi trường . 32 Phần II: Các phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên môi trường Bài 3: Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích 48 Bài 4: Các phương pháp khác 59 Phần III: Các công cụ và chính sách quản lý tài nguyên và môi trường. Bài 5: Công cụ mệnh lệnh – hành chính và tuyên truyền, giáo dục. 81 Bài 6: Các công cụ kinh tế – tài chính . 88 Phần IV: Quản lí tài nguyên thiên nhiên và chất thải. Bài 7: Quản lí tài nguyên thiên nhiên . 115 Bài 8: Quản lí chất thải . 126 Phần kết Bài 9: Các vấn đề môi trường toàn cầu . 134 Tài liệu tham khảo. 152 2 PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU MÔN HỌC KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chào mừng các bạn sinh viên đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh. Nhóm biên soạn hi vọng cuốn sách “Hướng dẫn học tập môn Kinh tế tài nguyên và môi trường” này giúp bạn tự học dễ dàng và đạt được kết quả tốt trong kỳ thi hết môn. KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG MÔN HỌC Chưa bao giờ vấn đề môi trường lại được quan tâm nhiều như hiện nay. Điều đó là do tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác quá mức và môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Môn Kinh tế tài nguyên và môi trường chỉ mới xuất hiện và phát triển trong những năm 60 của thế kỷ 20 do nhu cầu bức bách của thực tiễn. Tuy nhiên