Nội dung của tài liệu bao gồm: Douglas North và khái niệm thể chế; Coase và vấn đề về chi phí giao dịch; những ràng buộc không chính thức; sự thực thi, khả năng hợp tác và ai là trọng tài trong cuộc chơi; khái niệm thể chế “dung hợp” và “chiếm đoạt” của Acemoglu và Robinson. | Nhập môn chính sách công - Ghi chú bài 9: Thể chế Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Thể chế Niên khóa 2013-2015 Ghi chú bài giảng 9 Ghi chú bài giảng 9 Thể chế “Có hành động nào mà chính phủ nước Ấn Độ có thể làm, để dẫn nền kinh tế Ấn Độ tới mức tăng trưởng như Indonesia hay Ai Cập? Nếu có, đó chính xác là điều gì? Nếu không, điều gì về “bản chất của Ấn Độ” đã khiến cho Ấn Độ như vậy? Một khi ta bắt đầu nghĩ về những câu hỏi này, thật khó có thể nghĩ về điều gì khác.” (Robert Lucas, “Cơ học của sự phát triển kinh tế,” 1988) Câu hỏi về điều gì làm nên “của cải của các quốc gia,” hay “vì sao các quốc gia thất bại” đã được các thế hệ những nhà kinh tế theo đuổi từ rất lâu. Dù đã có rất nhiều đồng thuận trong các khuyến nghị về chính sách mà một quốc gia nên áp dụng hay theo đuổi để đạt được thành tựu về tăng trưởng và phát triển, các nhà kinh tế vẫn chưa thực sự tìm được lời giải thích thỏa đáng. “Vấn đề hóc búa chính của lịch sử nhân loại là làm sao giải thích các con đường thay đổi lịch sử hết sức khác nhau. Các xã hội phân hóa thế nào? Điều gì giải thích cho những đặc tính về thành quả hoạt động khác hẳn nhau của các xã hội?” (Douglas North, 1990). Trong suốt thập kỷ 70, nhà kinh tế Douglas North đã xuất bản rất nhiều sách và công trình nghiên cứu cho luận điểm rằng thể chế, đặc biệt là một hệ thống sở hữu phát triển hoàn chỉnh, là yếu tố quan trọng giải thích cho những thay đổi về tăng trưởng kinh tế. Ngành học này về sau được gọi là “ngành kinh tế học mới về thể chế” (New Institutional Economics). North cũng đã đi xa hơn và lập luận rằng khi nhiều nhóm người trong một xã hội nhìn thấy cơ hội thu về lợi nhuận cao hơn so với sự sắp xếp trật tự thể chế hiện tại, họ sẽ hợp nhau lại và thay đổi luật chơi để có thể đến gần hơn với mức lợi nhuận cao hơn. Đến cuối thập kỷ 80 và 90, chính ông đã tự nghi ngờ luận điểm này của mình, và lập luận tiếp rằng, một xã hội có thể bị “trói buộc” .