Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công lên chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển lân cận. Các mô hình toán 1D (MIKE11) và 2D (MIKE21 Coupled FM) với tỉ lệ chi tiết khác nhau được sử dụng để mô phỏng chế độ thủy động lực, vận chuyển bùn cát, và diễn biến hình thái trong một năm khí hậu từ 5/2009 -4/2010 trong các kịch bản hiện trạng và có công trình với bề rộng cửa cống khác nhau. | Tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công lên chế độ thủy thạch động lực khu vực cửa sông, ven biển lân cận KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐÊ BIỂN VŨNG TÀU - GÒ CÔNG LÊN CHẾ ĐỘ THỦY THẠCH ĐỘNG LỰC KHU VỰC CỬA SÔNG, VEN BIỂN LÂN CẬN TS. Trần Bá H oằng, TS. Nguyễn Duy Khang Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công lên chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển lân cận. Các mô hình toán 1D (MIKE11) và 2D (MIKE21 Coupled FM) với tỉ lệ chi tiết khác nhau được sử dụng để m ô phỏng chế độ thủy động lực, vận chuyển bùn cát, và diễn biến hình thái trong một năm khí hậu từ 5/2009 -4/2010 trong các kịch bản hiện trạng và có công trình với bề rộng cửa cống khác nhau. Kết quả tính toán phân tích cho thấy tuyến đê biển sẽ có những tác động sâu sắc tới chế độ vận chuyển bùn cát và diễn biến hình thái phía trong tuyến đê. Do nguồn bùn cát trên các sông khu vực cửa sông Đồng Nai như Soài Rạp, Lòng Tàu, và các sông nhánh phía Lòng Tàu - Thị Vải chủ yếu từ phía biển qua cửa Soài Rạp đưa vào trong thời kỳ m ùa lũ cũng như thời kỳ gió m ùa Đông Bắc nên khi có công trình đê biển, hàm lượng bùn cát vùng phía trong tuyến đê cũng như phía các nhánh sông Lòng Tàu-Thị Vải giảm đáng kể, đặc biệt là vào thời kỳ gió m ùa Đông Bắc. Vì vậy, m ặc dù vận tốc dòng chảy trên các sông giảm xuống nhưng hiện tượng bồi lắng trên các sông không tăng mà còn có xu thế giảm xuống. Do lưu tốc dòng chảy giảm nên hiện tượng xói lở cũng giảm xuống. Summary: Impacts of the Vung Tau-Go Cong seadyke project on hydrodynamics, sediment transport, and morphological changes in the adjacent estuaries and coastal areas are presented in this paper. Multi-scale 1D (MIKE11) and 2D (MIKE21 Coupled FM) models were established and runned for the baseline and several scenarios with the seadyke and control gates of different widths. The simulated results indicated that