Nghiên cứu theo dõi, đánh giá hiện trạng xử lý chất thải và mức độ ô nhiễm không khí do chất thải chăn nuôi lợn tại ba huyện thành thị là Việt Trì, Lâm Thao và Phù Ninh. Hiện trạng chăn nuôi lợn và xử lý chất thải chăn nuôi được điều tra trên 422 cơ sở chăn nuôi. | Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Nguyễn Thị Quyên1, Đỗ Thị Phương Thảo1, Phan Thị Yến1 Đặng Hoàng Lâm1, Trần Thị Ngọc Diệp1, Nguyễn Văn Thiện2 1 Trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ 2 Hội chăn nuôi Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu theo dõi, đánh giá hiện trạng xử lý chất thải và mức độ ô nhiễm không khí do chất thải chăn nuôi lợn tại ba huyện thành thị là Việt Trì, Lâm Thao và Phù Ninh. Hiện trạng chăn nuôi lợn và xử lý chất thải chăn nuôi được điều tra trên 422 cơ sở chăn nuôi. Tình hình ô nhiễm không khí được đánh giá bằng cách khảo sát tỷ lệ % số hộ gia đình xung quanh khu vực chăn nuôi 50m, 100m, 150m theo 4 mức độ không có mùi, ít mùi, mùi vừa và mùi nặng. Kết quả cho thấy, chăn nuôi lợn chủ yếu tồn tại thành bốn hệ thống là vườn chuồng (VC), vườn ao chuồng (VAC), chuồng (C) và ao chuồng (AC). Trong đó, trên 90% các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô nhỏ và sản xuất theo hệ thống VC. Xử lý bằng bể Biogas là biện pháp xử lý chất thải được nhiều cơ sở chăn nuôi lựa chọn ở hầu hết các hệ thống sản xuất, trong đó phổ biến nhất là hệ thống C với 70% cơ sở chăn nuôi sử dụng. Trên 48% cơ sở chăn nuôi theo hệ thống VAC và AC thải trực tiếp chất thải xuống ao không qua xử lý. Về mức độ ô nhiếm không khí, mức độ ô nhiễm không khí trầm trọng nhất là từ các cơ sở chăn nuôi xả thải trực tiếp xuống ao với 77,5% câu trả lời có mùi vừa. Hệ thống Biogas cho thấy hiệu quả xử lý chất thải tốt nhất khi trên 90% số hộ được phỏng vấn ở tất cả các quy mô trả lời không thấy có mùi. Từ khóa: Hệ thống chăn nuôi lợn, xử lý chất thải, ô nhiễm không khí 1. MỞ ĐẦU Ô nhiễm môi trường do các chất thải chăn nuôi đã và đang là vấn đề nóng trong một vài năm trở lại đây. Kết quả nghiên cứu của FAO, 2006, ước tính khoảng 18% hiệu ứng nóng lên của Trái đất do thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính