Mỗi phương pháp đánh giá đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của từng doanh nghiệp (DN), các phương pháp áp dụng khác nhau sẽ cho hiệu quả lợi ích khác nhau. Có 3 phương pháp đánh giá thành tích công việc thường được sử dụng trong thực tiễn là phương pháp đánh giá cho điểm (rating scale), phương pháp đánh giá mô tả (essay method) và phương pháp đánh giá theo kết quả (results-oriented) hay phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu (management by objectives). | Một số phương pháp đánh giá thành tích công việc mà các nhà quản lý nhất định phải biết MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH CÔNG VIỆC MÀ CÁC NHÀ QUẢN LÝ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT! Mỗi phương pháp đánh giá đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của từng doanh nghiệp (DN), các phương pháp áp dụng khác nhau sẽ cho hiệu quả lợi ích khác nhau. Có 3 phương pháp đánh giá thành tích công việc thường được sử dụng trong thực tiễn là phương pháp đánh giá cho điểm (rating scale), phương pháp đánh giá mô tả (essay method) và phương pháp đánh giá theo kết quả (resultsoriented) hay phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu (management by objectives). Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp đánh giá khác như phương pháp tự đánh giá, phương pháp đánh giá từ dưới lên, phương pháp đánh giá từ phía khách hàng, phương pháp đánh giá 360o hay toàn diện. Doanh nghiệp thường áp dụng những phương pháp đánh giá thành tích nào? Ưu nhược điểm của chúng là gì? Bài viết sau đây cung cấp một số phương pháp đánh giá được sử dụng phổ biến trong các DN và những phân tích chi tiết giúp nhà quản trị DN có cơ sở để lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp cho DN mình. Ngoài ra, bài viết còn tổng kết một số nguyên tắc cơ bản cần lưu ý cho nhà quản lý DN trong quá trình thiết kế hệ thống đánh giá trong DN. Phương pháp đánh giá cho điểm Phương pháp đánh giá cho điểm cho phép người sử dụng có nhiều lựa chọn trong việc thiết kế mô hình đánh giá. Theo phương pháp này người đánh giá xem xét từng tiêu chí đánh giá (đặc điểm của người được đánh giá) và cho điểm hoặc xếp hạng dựa trên một thang đánh giá được xây dựng từ trước. Thông thường, thang đánh giá (thang điểm) gồm một số bậc .