Hiểu được chiến lược nào hiệu quả nhất cho công ty của bạn và chiến lược nào không hoạt động tốt như mong đợi là một phần quan trọng trong sự tăng trưởng của mỗi công ty. Và đó là lí do vì sao KPI ra đời. KPI theo tiếng anh là Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân. | Cách áp KPI cho phòng Trade Marketing CÁCH “ÁP” KPI CHO PHÒNG TRADE MARKETING Làm thế nào để bạn biết được các hoạt động marketing của mình hiệu quả đến đâu? Hiểu được chiến lược nào hiệu quả nhất cho công ty của bạn và chiến lược nào không hoạt động tốt như mong đợi là một phần quan trọng trong sự tăng trưởng của mỗi công ty. Và đó là lí do vì sao KPI ra đời. KPI theo tiếng anh là Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân. Nếu bạn sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm hiểu về những KPI dùng trong marketing, bạn rất có thể bị “choáng ngợp” vì số lượng quá nhiều và bối rối không biết dùng chỉ số gì để đánh giá công việc của mình. Trong bài này, sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đặt KPI cho một bộ phận rất quan trọng trong các hoạt động marketing thương mại của công ty. Đó chính là phòng Trade Marketing. Các bước lập KPI cho phòng Trade Marketing 1. Đề ra mục tiêu ở cấp vận hành (operational objectives) theo từng khoảng thời gian như theo tháng, theo quý, nửa năm, một năm Những mục tiêu ở cấp vận hành là mục tiêu ngắn hạn có thể đo đếm được giúp công ty đạt được mục tiêu chiến lược, dài hạn của mình. Mức độ hoàn thành những mục tiêu này cho công ty biết họ có đang hoạt động hiệu quả hơn so với thời điểm trước hay không. Người ta hay dùng các chữ cái trong từ SMART để chỉ những yếu tố cần có khi đặt ra một mục tiêu vận hành: Specific: Mục tiêu nên rõ ràng và cụ thể. Ví dụ, công ty muốn trở thành một doanh nghiệp đầu ngành trong vòng 5 năm tới thì mục tiêu ngắn hạn đặt ra là tăng thị phần thêm 5% vào 6 tháng tới. Measurable: Các mục tiêu vận hành phải đo đếm được và cách đo đếm rất đa dạng phụ thuộc lớn vào tổ chức vận hành của doanh nghiệp, tuy nhiên, không nên quá phức .