Ngành nuôi tôm luôn luôn hướng đến sự bền vững trong kinh doanh của họ. Ở đây, tính bền vững cần cân bằng ba mục tiêu cụ thể, tức là lợi nhuận kinh tế, công bằng xã hội và tính toàn vẹn môi trường. Gần đây, nuôi tôm thâm canh ở Bến Tre, nơi phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn, đã mang lại lợi ích đáng kể cho các nhóm người dân địa phương khác nhau, đặc biệt là cải thiện thu nhập cho các ngành liên quan. Tuy nhiên, liệu ngành công nghiệp này có đạt được mục tiêu của mình trong công bằng xã hội và toàn vẹn môi trường hay không. Bài viết này, dựa trên dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn và tham vấn bằng phương pháp thẩm định nông thôn có sự tham gia (PRA) với các bên liên quan khác nhau ở địa phương, sẽ phân tích sự đánh đổi về các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khi phát triển các kịch bản khác nhau cho ngành nuôi tôm thâm canh ở Bến Tre. Phân tích thực tế này sẽ giúp chính quyền địa phương đưa ra quyết định phù hợp hơn trong việc quản lý ngành tôm vì mục tiêu bền vững của nó. | Phân tích sự đánh đổi các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn dựa trên các kịch bản phát triển nuôi tôm tại Bến Tre PHÂN TÍCH SỰ ĐÁNH ĐỔI CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN DỰA TRÊN CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TẠI BẾN TRE ANALYSIS ON TRADE-OFF IN TERMS OF MANGROVE ECOSYSTEM SERVICES IN SHRIMP FARMING SCENARIOS IN BEN TRE PROVINCE Nguyễn Công Tráng*, Nguyễn Văn Trai Bộ Môn Quản lý và Phát triển Nghề Cá, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Email: ABSTRACT Every production including shrimp farming industry is always targetting sustainability in their business. Here, sustainabitity should balance three specific goals, . economic profit, social equity, and environmental integrity. Recently, intensive shrimp farming in Ben Tre, which relies heavily on mangrove ecosystem services, has brought considerable benefits to different groups of local people, especially improves incomes for related sectors. However, whether this industry achieves its goals in social equity and environmental integrity or not. This paper, based on data obtained from interviews and consultations using participatory rural appraisal method (PRA) with different local stakeholders, is going to analyse trade-off in terms of mangrove ecosystem services while developping various scenarios for intensive shrimp industry in Ben Tre. This realistic analysis would help the local authority to make a more appropriate decision in managing the shrimp industry for its sustainable goal. Keywords: Intensive shrimp farming, scenarios, trade-off, mangrove ecosystem services. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái rừng ngập mặn (HST RNM) có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống chúng ta, cả về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội. RNM góp phần làm trong sạch môi trường nước và không khí, điều hòa khí hậu; chống xói lở bờ biển; hạn chế tác hại của thiên tai; bảo vệ môi trường tự nhiên được bền vững. RNM còn được xem là một cỗ máy bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp