Nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận I và II đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn chủ trương đầu tư năm 2009 với quy mô công suất của 2 nhà máy ĐHN giai đoạn một 4000 MW, giai đoạn hai 8000 MW. Cùng với các nhà máy thủy điện tích năng và nhiệt điện chạy than, khu vực Nam Trung Bộ sẽ trở thành trung tâm nguồn lớn nhất cả nước [1]. Khoảng cách truyền tải 250-300 km về miền Đông nam bộ sẽ là một thách thức lớn đối với sự vận hành an toàn, tin cậy của cụm nhà máy. | Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I, II dưới góc nhìn ổn định hệ thống điện NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN I, II DƯỚI GÓC NHÌN ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN KS. Nguyễn Mạnh Cường Viện Năng lượng, Bộ Công thương TÓM TẮT Nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận I và II đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn chủ trương đầu tư năm 2009 với quy mô công suất của 2 nhà máy ĐHN giai đoạn một 4000 MW, giai đoạn hai 8000 MW. Cùng với các nhà máy thủy điện tích năng và nhiệt điện chạy than, khu vực Nam Trung Bộ sẽ trở thành trung tâm nguồn lớn nhất cả nước [1]. Khoảng cách truyền tải 250-300 km về miền Đông nam bộ sẽ là một thách thức lớn đối với sự vận hành an toàn, tin cậy của cụm nhà máy. Để đưa nhà máy ĐHN vận hành an toàn trong lưới điện, cần rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Bài viết này phân tích, đánh giá khả năng truyền tải cũng như khả năng hấp thụ tổ máy ĐHN cỡ 1000 MW của lưới điện trên quan điểm ổn định hệ thống điện. Các giới hạn ổn định cũng sẽ được tính toán nhằm đánh giá mức độ ổn định khi truyền tải cao. Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình thiết kế, đầu tư, xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên ở Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống điện Việt Nam trong những năm trở lại đây có sự phát triển mạnh mẽ. Sản lượng điện thương phẩm năm 2000 chỉ đạt 22 tỷ kWh, đến năm 2013 đã đạt 115 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng trung bình 13,5%/năm. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn điện mới liên tục được đầu tư xây dựng. Trong 13 năm, ngành điện đã đưa vào thêm 21 GW nguồn điện, nâng tổng công suất đặt nguồn điện từ 9 GW năm 2000 lên 30 GW năm 2013. Đóng góp chủ yếu cho sự gia tăng công suất nguồn là các nhà máy thủy điện với công suất tăng thêm 11 GW, nhà máy điện đốt than 6 GW, nhà máy điện chạy khí 3 GW [1], [2]. Công suất đặt các loại nguồn điện giai đoạn 2000-2013 được thể hiện trong hình 1- 1. 35000 30000 25000 Imported power 20000 Oil fired PPs MW 15000 Combicycle .