Phân tích trong bài viết này cho thấy bội chi ngân sách cao và kéo dài chính là nguyên quan trọng dẫn đến tình trạng gia tăng nhanh chóng của nợ chính phủ. Trong khi đó, mặc dù nợ của chính quyền địa phương rất thấp và không có dấu hiệu cho thấy nguồn phát sinh nợ công cấp địa phương bởi theo quy định địa phương không có bội chi ngân sách. Tuy nhiên thực tế chính ngân sách trung ương đã gánh phần bội chi ngân sách thay cho địa phương nên vô hình trung điều này đã che đậy bản chất của thâm hụt ngân sách và làm mờ yếu kém tài khóa ở cấp địa phương. | “Bắt mạch” nợ công Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT Tháng 4/2017 “BẮT MẠCH” NỢ CÔNG VIỆT NAM* N G U Y Ễ N X U Â N T HÀ N H Đ Ỗ T HI Ê N A N H T U Ấ N Tóm tắt Nhiều người đều nhận thấy các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ thời gian qua nhằm cắt giảm bội chi ngân sách và kiểm soát gia tăng nợ công quá mức có nguy cơ vượt trần cho phép vào cuối năm nay. Điều này một mặt thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ nhằm kiểm soát bằng được nợ công ở giới hạn an toàn nhưng mặt khác cũng cho thấy nợ công đang ở mức cao không thể xem nhẹ. Tuy nhiên thực tế kết quả đạt được lại không như mong đợi nếu như không muốn nói có xu hướng càng xấu hơn. Phân tích trong bài viết này cho thấy bội chi ngân sách cao và kéo dài chính là nguyên quan trọng dẫn đến tình trạng gia tăng nhanh chóng của nợ chính phủ. Trong khi đó, mặc dù nợ của chính quyền địa phương rất thấp và không có dấu hiệu cho thấy nguồn phát sinh nợ công cấp địa phương bởi theo quy định địa phương không có bội chi ngân sách. Tuy nhiên thực tế chính ngân sách trung ương đã gánh phần bội chi ngân sách thay cho địa phương nên vô hình trung điều này đã che đậy bản chất của thâm hụt ngân sách và làm mờ yếu kém tài khóa ở cấp địa phương. Các khoản nợ do chính phủ bảo lãnh cũng có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây trong khi chi phí vay nợ bảo lãnh luôn cao hơn chi phí vay nợ của chính phủ. Tình trạng kém hiệu quả trong các dự án đầu tư công cũng như vấn đề đội vốn đầu tư trong các dự án cơ sở hạ tầng do các DNNN làm chủ đang đẩy gánh nặng tài trợ lên ngân sách và góp phần đáng kể vào mức độ gia tăng nợ công trong những năm gần đây. Bài viết cũng dự báo xu hướng nợ công Việt Nam đến năm 2030 dựa trên một số kịch bản giả định. Tất cả các kịch bản dự báo cho thấy nợ công sẽ tiếp tục xu hướng tăng lên trong tương lai với mức độ tùy thuộc vào triển vọng tăng trưởng kinh tế và nỗ lực cắt giảm bội chi ngân sách của Chính phủ. Để kiểm soát nợ công hiệu quả, bài .