Bài viết này chỉ tập trung vào một số vấn đề mang tính chung nhất về mô hình KKT với một vài phác thảo cho hướng tiếp cận mới đối với mô hình phát triển nam Sài Gòn. Do vậy, còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể hơn, nhất là mô hình và cách tiếp cận cụ thể cho khu nam Sài Gòn. | Từ khu kinh tế đến phát triển và liên kết vùng: Tạo đột phá thể chế TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG (IPP) 232/6 Võ Thị Sáu, , . Phone: 08 3932 9065 Fax: 08 3932 6501 Email: info@ Website: TỪ KHU KINH TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN VÀ LIÊN KẾT VÙNG: TẠO ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ Huỳnh Thế Dua Đinh Công Khảia,b Huỳnh Trung Dũngc Hoàng Văn Thắngb Nguyễn Thị Hồng Nhungb ĐƠN VỊ TÀI TRỢ TP. HỒ CHÍ MINH - 11/2014 a Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; bViện Chính sách Công; cĐại học RMIT Bản thảo ngày 18/11/2014 chỉ dùng để tham khảo cho các tham luận, bình luận và trao đổi trong hội thảo dự kiến sẽ được tổ chức bởi IPC và IPP. Đề nghị không trích dẫn và phổ biến. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu, tìm hiểu những cách làm, những nhân tố mới có thể phát triển hay nhân rộng, tạo ra những tác động tích cực cho xã hội, song song với việc phân tích những trục trặc của nền kinh tế để tìm ra những cách thức cải thiện, là những mục tiêu cơ bản của những người nghiên cứu, nhất là những người nghiên cứu về chính sách công. Không đơn thuần là một doanh nghiệp thông thường, Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) đã có truyền thống đi tiên phong trong những cái mới, cách làm sáng tạo từ Chương trình Khu công nghiệp Xuất khẩu Tân Thuận vào cuối thập niên 1980. Với những cách tiếp cận có những tương đồng, cách đây hơn một năm một nhóm những người nghiên cứu thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) và Viện Chính sách công (IPP), Đại học Kinh tế TPHCM (EUH) đã cùng với các thành viên của IPC thường xuyên có những trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan, nhất là những vấn đề rút ra từ phát triển của khu nam Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) thường được gọi tắt là khu nam Sài Gòn và những khả năng trong tương lai. Trong bối cảnh chưa có những chuyển biến thực sự về ba mũi đột phá gồm: hoàn thiện thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, mô .