Mục tiêu của môn học “Quản lý kinh tế” nhằm trang bị cho người học với tư cách là những người thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng ở các cấp độ quốc gia/ngành/địa phương trong hiện tại và tương lai có thể triển khai thực hiện các chính sách nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. | Đề cương môn học Quản lý kinh tế HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I KHOA KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI 2018 2 PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC 1. Thông tin chung về môn học: Tổng số tiết: 50 (Lý thuyết: 35; Thảo luận: 15; Thực tế môn học: 20) Các yêu cầu đối với môn học: Khoa giảng dạy: Kinh tế Số điện thoại: 02438540203; Email: Kinhtehvct1@ 2. Mô tả môn học tóm tắt nội dung môn học: . Vai trò, vị trí và mối quan hệ của môn học với các môn học khác trong chương trình đào tạo CCLLCT: Vai trò, vị trí của môn “Quản lý kinh tế”: Môn QLKT là môn học thiên về các vấn đề khoa học chính trị và lãnh đạo, quản lý. Môn học cung cấp những nội dung lý luận chung về bản chất quản lý nhà nước về kinh tế và những nội dung lý luận cơ bản về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng; Vị trí, vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế; về hệ thống mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô; về những kiến thức về hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, về bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế; tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, môn học “Quản lý kinh tế” còn góp phần nâng cao nhận thức và phát triển tư duy hoạch định chính sách cho các cán bộ lãnh đạo quản lý trung cao cấp của hệ thống chính trị. Mối quan hệ của môn “Quản lý kinh tế” với các môn học khác trong chương trình đào tạo CCLLCT: Chương trình cao cấp lý luận chính trị là chương trình trọng điểm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Chương trình nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trung, cao cấp của cả hệ thống chính trị. Chương trình nhằm trang bị các kiến thức nền tảng về lý luận chính trị và quan điểm, đường lối của Đảng làm cơ sở cho việc củng cố nền tảng tư tưởng, nâng cao tầm nhìn và năng lực tư duy chiến lược, năng lực chuyên môn, đáp ứng