Đánh giá thực trạng không gian xanh - thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết trình bày xác định hiện trạng phân bố KGX đô thị bằng phương pháp viễn thám cho khu vực nội thành 19 quận Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2017. | Đánh giá thực trạng không gian xanh - thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh 56 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 29, Aug 2018 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN XANH - THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐÔ THI XANH CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH EVALUATING GREEN SPACE STATUS – A MEASURE OF ENVIRONMENTAL QUALITY TOWARDS DEVELOPMENT OF GREEN URBAN FOR HO CHI MINH CITY Trần Thị Vân, Phạm Khánh Hòa, Thẩm Thị Ngọc Hân Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh tranthivankt@, 91301390@, Tóm tắt: Không gian xanh (KGX) đô thị là phần diện tích được phủ xanh bởi thực vật trên mặt đất tại các đô thị và nó được xem như là một nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững đô thị. Bài báo trình bày xác định hiện trạng phân bố KGX đô thị bằng phương pháp viễn thám cho khu vực nội thành 19 quận Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2017. Kết quả phân tích các lớp thực vật phủ bề mặt cho thấy, đất cây xanh của khu vực 13 quận nội thành cũ chỉ chiếm tỷ lệ bằng 1/3 so với kiểu mặt không thấm. Ngược lại, ở khu vực 6 quận nội thành mới lại có tỷ lệ cao về diện tích KGX đô thị, chiếm gần gấp hai so với tỷ lệ của kiểu mặt không thấm. Phần lớn các quận ở khu vực nội thành cũ có chỉ số KGX rất thấp dưới 10 m2/người, một vài quận thậm chí dưới 3 m2/người. Điều này cho thấy, khu vực nội thành cũ của Thành phố đang thiếu trầm trọng diện tích mảng xanh khi so sánh với TCVN 9257:2012. Bên cạnh đó, việc gia tăng diện tích mặt không thấm và suy giảm diện tích mảng xanh có thể gây ra các hệ quả về rủi ro môi trường. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra một số hướng giải pháp quản lý nhằm cải thiện và phát triển diện tích KGX cho Thành phố, đồng thời nâng cao chất lượng môi trường và chất lượng sống cho người dân. Kết quả của nghiên cứu góp phần phục vụ cho công tác quản lý và phát triển đô thị xanh bền vững của TPHCM. Từ khóa: .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.