“Truyện Lục Vân Tiên” là truyện thơ nổi tiếng nhất của Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của Nam Bộ trong thế kỉ XIX. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là linh hồn của tác phẩm. Cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp lí tưởng. Lục Vân Tiên là người văn võ song toàn. Đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” rất hào hùng, hấp dẫn, đầy kịch tính. Chuyện anh hùng đánh cướp cứu dân, chuyện anh hùng, giai nhân tương ngộ được nhà thơ kể lại một cách sinh động, lôi cuốn, làm ta nhớ mãi. | Bình luận ý thơ sau trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” Đề bài: Bình luận ý thơ sau trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” Bài làm “Truyện Lục Vân Tiên” là truyện thơ nổi tiếng nhất của Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của Nam Bộ trong thế kỉ XIX. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là linh hồn của tác phẩm. Cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp lí tưởng. Lục Vân Tiên là người văn võ song toàn: "Văn đà khởi phụng đằng giao, Võ thêm ba lược sáu thao ai bì". Nhân vật Kiều Nguyệt Nga có nhan sắc tuyệt thế “vóc ngọc mình vàng”, đoan trang, thủy chung trong tình yêu. Đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” rất hào hùng, hấp dẫn, đầy kịch tính. Chuyện anh hùng đánh cướp cứu dân, chuyện anh hùng, giai nhân tương ngộ được nhà thơ kể lại một cách sinh động, lôi cuốn, làm ta nhớ mãi. Trên đường sang Hà Khê thăm cha, Kiều Nguyệt Nga bị lũ cướp Phong Lai bắt đem về sơn trại. Vân Tiên đã đánh bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga. Thoát khỏi tay bọn hung đồ, Kiều Nguyệt Nga chân thành và cảm động thổ lộ: "Gẫm câu báo đức thù công, Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người". Nhưng Lục Vân Tiên đã “cười” và khước từ một cách cao thượng: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Câu nói ấy biểu lộ một cách ứng xử cao đẹp của Lục Vân Tiên, thể hiện phong cách của kẻ sĩ trọng nghĩa khinh tài. Đối với bọn bất lương, chàng nghiêm khắc lên án “chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Chàng đã “ra sức anh hào” dũng cảm đánh tan “lũ kiến chòm ong”, quyết trừng phạt tên tướng cướp Phong Lai. Vân Tiên đã đánh cướp để bảo vệ nhân dân, vì sự sống yên vui và hạnh phúc của nhân dân: "Tôi xin ra sức anh hào, Cứu người cho khỏi lao đao buổi này!". Đó là thái độ yêu, ghét dứt khoát, rõ ràng, một quan niệm sống đẹp: “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương ”. Đối với Kiều Nguyệt Nga, Vân Tiên đã xử sự như thế .