Nhắc đến Tương tư, ta thấy đó là một đề tài quen thuộc trong ca dao, dân ca. Sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca dân gian, Nguyễn Bính đã gợi lại những nếp nghĩ, nếp sống mộc mạc ân tình của người nông dân nơi thôn dã. Không chỉ vậy, mượn những hình ảnh đó, nhà thơ còn giúp nhân vật trữ tình của Tương tư bộc lộ lòng mình, ấy là nỗi nhớ nhung tha thiết, bồn chồn, khắc khoải. | Dấu ấn thơ ca dân gian trong bài Tương tư của Nguyễn Bính Đề bài: Dấu ấn thơ ca dân gian trong bài Tương tư của Nguyễn Bính Hướng dẫn Tên bài thơ và cũng là chủ đề của bài thơ: Tương tư là nhớ nhau. Không phải con nhớ mẹ, chị nhớ em, bà nhớ cháu mà anh nhớ em! Tương tư là đề tài về tình yêu đôi lứa. Nhắc đến Tương tư, ta thấy đó là một đề tài quen thuộc trong ca dao, dân ca. Nền văn học dân gian còn ghi lại những vần thơ tuyệt bút viết về nỗi nhớ gái trai: Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ? Chọn một đề tài quen thuộc trong ca dao dân ca, Nguyễn Bính đã lấy một cái tên thật gợi: "Tương tư". Những chữ Hán Việt ấy gợi cả một trời nhung nhớ, mong đợi thiết tha, giản dị, chất phác nhưng không kém phần sôi nổi của những thôn nữ, trai làng xưa: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than! Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai? Bên cạnh đề tài, tiêu đề bài thơ những gì Tương tư của Nguyễn Bính học từ giọng điệu, hình ảnh thơ và cách ví von trong thơ ca dân gian cũng góp phần giúp bài thơ thêm thắm sắc lên hương. Có thể nói, rất ít nhà thơ Thơ mới "dùng lại" những thể thơ cũ (họ sợ thơ mình sẽ bót "mới" chăng?). Nguyễn Bính không vậy. Nét tinh tế thiết tha ân tình của thể thơ lục bát dân gian vẫn được thi nhân nâng niu trân trọng. Nếu như ca dao Việt Nam đặc trưng bởi thể thơ lục bát, ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 3/3, 4/4: Anh đi/ anh nhớ/ quê nhà Nhớ canh rau muống/ nhớ cà dầm tương Trèo lên/ cây bưởi/ hái hoà Bước xuống vườn cà/ hái nụ tầm xuân Thì thơ Nguyễn Bính cũng da diết, tình tứ nhờ thể thơ, nhịp điệu ấy. Thôn Đoài/ ngồi nhớ/ thôn Đông Một người/ chín nhớ/ mười mong/ một người Nắng mưa/ là bệnh/ của giời Tương tư / là bệnh/ của tôi/ yêu nàng. Sự tha thiết, nhịp nhàng, lối bắt vần dễ nhớ dễ thuộc của lục bát thật thích hợp với