Đời thừa – một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám

Trong cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống và viết. Điều này thể hiện rõ nét trong tác phẩm của ông suốt từ trước đến sau Cách mạng, trở thành hệ thống quan điểm sáng tác của ông. Nhiều tác phẩm của ông được coi là tuyên ngôn nghệ thuật với những quan điểm tiến bộ và sâu sắc. Trong đó, Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. | Đời thừa – một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám Đề bài: Đời thừa – một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám Bài làm Trong cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống và viết. Điều này thể hiện rõ nét trong tác phẩm của ông suốt từ trước đến sau Cách mạng, trở thành hệ thống quan điểm sáng tác của ông. Nhiều tác phẩm của ông được coi là tuyên ngôn nghệ thuật với những quan điểm tiến bộ và sâu sắc. Trong đó, Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Nói đến tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng, người ta thường nghĩ đến Trăng sáng. Song quan điểm nghệ thuật được Nam Cao phát biểu thành hệ thống và có chiều sâu tư tưởng thì phải nói đến Đời thừa chứ không phải Trăng sáng. Nếu như trong Trăng sáng, nhà văn phê phán nghệ thuật lãng mạn thoát li trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh cuộc đời, ông coi đó là ánh trăng lừa dối, thì đến Đời thừa ông còn phê phán cả lối tả chân hời hợt, chỉ tả được cái bề ngoài xã hội. Với quan điểm nghệ thuật chân chính phải trở về với cuộc đời thực. Hộ (người phát ngôn của Nam Cao) đã có những nhận xét đích đáng về cuốn Đường về. Cuốn “Đường về” chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cá bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm! Như vậy, Nam Cao không chỉ đối lập văn chương giả dối với văn chương chân thực mà còn phân biệt cái chân thực bề ngoài với chân thực có chiều sâu trong nghệ thuật. Điều này thể hiện tư tưởng mới mẻ và sâu sắc của ông. Không tán thành loại sáng tác chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội, Nam Cao cho rằng một tác phẩm thật giá trị thì phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
33    68    1    15-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.