Giải thích cảnh kết thúc kì lạ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam đầu thế kỉ XX, xã hội lâm vào cảnh rối ren chưa từng thấy. Nhiều giá trị tinh thần bị đảo lộn, thay thế vào đó là những cái nhố nhăng của buổi giao thời dở Tây dở ta. Cảnh nước mất nhà tan, xã hội nhiễu nhương ngang trái đã làm cho nhiều cây bút trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 phải suy nghĩ, trăn trở. Bất mãn trước thực trạng ấy, nhà văn Nguyễn Tuân đã đi tìm nguồn an ủi trong vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. | Giải thích cảnh kết thúc kì lạ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Đề bài: Giải thích cảnh kết thúc kì lạ trong chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Bài làm Trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam đầu thế kỉ XX, xã hội lâm vào cảnh rối ren chưa từng thấy. Nhiều giá trị tinh thần bị đảo lộn, thay thế vào đó là những cái nhố nhăng của buổi giao thời dở Tây dở ta. Cảnh nước mất nhà tan, xã hội nhiễu nhương ngang trái đã làm cho nhiều cây bút trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 phải suy nghĩ, trăn trở. Bất mãn trước thực trạng ấy, nhà văn Nguyễn Tuân đã đi tìm nguồn an ủi trong vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. Phần lớn truyện ngắn in trong tập Vang bóng một thời đều chịu sự chi phối của cảm hứng ca ngợi Cái Đẹp đa dạng nơi đời sống tinh thần và vật chất của giới trí thức bình dân Nho học. Nhân vật trong truyện là những trang tài tử, bậc hào kiệt, nghĩa sĩ hay nhà Nho thất thế. Mỗi truyện là một hoài niệm về nhân cách văn hóa cao thượng, trong sạch, cứng cỏi, say mê Cái Đẹp, tương phản với xã hội thực dân phong kiến hiện tại đầy rẫy sự suy đồi, thấp kém và bỉ ổi. Truyện Chữ người tử tù ca ngợi vẻ đẹp cao quý của Cái Đẹp nhân cách kết hợp với vẻ đẹp tài hoa tài tử của nhân vật Huấn Cao – một con người có khí phách hiên ngang bất khuất và thiên lương trong sáng. Truyện kể về một viên quản ngục mến mộ tài đức, nhất là tài viết chữ đẹp của một tử tù nên đã tìm mọi cách để xin chữ quý, nhằm thoả ước nguyện bình sinh là có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Thông qua câu chuyện, nhà văn Nguyễn Tuân khẳng định giá trị cao quý của Cái Đẹp, đồng thời ca ngợi người biết thưởng thức, bảo vệ và giữ gìn Cái Đẹp cho hậu thế. Kết thúc truyện là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nó gắn chặt với tư tưởng chủ đề của tác phẩm và bộc lộ trực tiếp thái độ của nhà văn trước con người và cuộc sống. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.