Được biết đến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Khuyến đã miêu tả đời sống nông thôn với ngòi bút giản dị, ấm áp. Thế nhưng, những vần thơ của ông còn gửi gắm tâm sự yêu nước, nỗi u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc. Thế kỉ XIX với những khủng hoảng về tư tưởng và kinh tế khiến nhà thơ không khỏi cảm thấy bất lực. "Tiến sĩ giấy" là bài thơ trào phúng thể hiện cái nhìn mỉa mai, châm biếm của Tam nguyên Yên Đổ đối với hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất, đồng thời cũng mang thoáng chút tự trào của tác giả. | Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy Đề bài: Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy Bài làm Được biết đến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Khuyến đã miêu tả đời sống nông thôn với ngòi bút giản dị, ấm áp. Thế nhưng, những vần thơ của ông còn gửi gắm tâm sự yêu nước, nỗi u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc. Thế kỉ XIX với những khủng hoảng về tư tưởng và kinh tế khiến nhà thơ không khỏi cảm thấy bất lực. "Tiến sĩ giấy" là bài thơ trào phúng thể hiện cái nhìn mỉa mai, châm biếm của Tam nguyên Yên Đổ đối với hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất, đồng thời cũng mang thoáng chút tự trào của tác giả. Nhan đề bài thơ "Tiến sĩ giấy" vốn để miêu tả một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Đó là hình nộm bằng giấy cho trẻ em chơi trung thu, giả hình ông tiến sĩ để khơi dậy trẻ em lòng ham học và ý thức theo con đường khoa cử. Tuy nhiên trong văn bản, "giấy" không chỉ để gợi về chất liệu mà còn khiến người đọc liên tưởng đến tính chất hư danh. Bởi vậy, đặt tên tác phẩm là "Tiến sĩ giấy", Nguyễn Khuyến đã ngụ ý phê phán một cách khéo léo tính chất hư danh của học vị tiến sĩ trong thời buổi Hán học suy tàn, Tây học ngày càng lấn át. Mở đầu bài thơ, hình tượng ông tiến sĩ giấy hiện lên với những nét phác họa khái quát nhất: "Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai." Đối tượng Nguyễn Khuyến miêu tả có "cờ", có "biển" tấm biển gỗ in chữ "ân tứ vinh quy", có "cân đai" khăn bịt tóc để đội mũ và đai đeo ngang lưng. Tất cả những thứ đó tạo nên y phục của quan lại, quý tộc lớn thời phong kiến. Thế nhưng điệp từ "cũng" được nhắc đi nhắc lại đến bốn lần ở đầu mỗi dòng thơ khiến người đọc không thể .