Được sinh ra làm người là một món quà quý giá, thiêng liêng của tự nhiên. Thế nhưng, nếu sống mà không được làm chính bản thân mình lại là một bi kịch đớn đau vô cùng. Nguyễn Tuân – một nhà văn lớn của dân tộc đã đóng góp không ít những tác phẩm để đời của mình vào nền văn học nước nhà – đã dựng nên một cuộc đời cai ngục đầy bi kịch như thế. Buồn tủi, dằn vặt và khổ đau. Cai ngục là một trong hai nhân vật chính trong tác phẩm Chữ người tử tù với nhiều ý nghĩa thâm thúy, sâu xa về cái đẹp mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe. | Phân tích bi kịch của viên cai ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù Đề bài: Phân tích bi kịch của viên cai ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù Bài làm Được sinh ra làm người là một món quà quý giá, thiêng liêng của tự nhiên. Thế nhưng, nếu sống mà không được làm chính bản thân mình lại là một bi kịch đớn đau vô cùng. Nguyễn Tuân – một nhà văn lớn của dân tộc đã đóng góp không ít những tác phẩm để đời của mình vào nền văn học nước nhà – đã dựng nên một cuộc đời cai ngục đầy bi kịch như thế. Buồn tủi, dằn vặt và khổ đau. Cai ngục là một trong hai nhân vật chính trong tác phẩm Chữ người tử tù với nhiều ý nghĩa thâm thúy, sâu xa về cái đẹp mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe. Trong đó, những bi kịch về cuộc đời của viên cai ngục cũng chính là một điểm nhấn chiếm nhiều cảm xúc của nhà văn. Ngục quan một chức vụ nhỏ trong hệ thống cai trị của chế độ phong kiến cũ, có nhiệm vụ cai quản tù nhân. Đặc điểm nổi bật của người này là ác độc, nhẫn tâm và vô tình. Có thể nói, hắn là vua trong ngục. Có thể đánh đập bất kỳ ai khiến kẻ tù nhân nào cũng sợ và ghét hắn. Nhưng ở đây, viên cai ngục của Nguyễn Tuân lại là một con người hoàn toàn khác. Mặc dù “trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa” nhưng “tính cách của viên quan coi ngục này” vẫn “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Cũng chính vì vậy mà ông phải lần lượt trải qua những bi kịch đớn đau trong cuộc đời mình. Bi kịch đầu tiên chính là việc phải dấu mình trong chiếc bình phong với vẻ ngoài lạnh lùng, nhẫn tâm của một tên cai ngục đúng nghĩa. Ngay từ có lệnh truyền tử tù Huấn Cao sắp đến, ngục quan dù trong lòng đã rất mừng rỡ nhưng vẻ ngoài vẫn thầm kín dò la qua thầy thơ lại: “Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn .