Nam Cao viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX, là một nhà văn có tấm lòng đôn hậu, chứa chan tình yêu thương. Những trang văn của Nam Cao thường viết về người nông dân thấm đượm tình cảm nhân đạo sâu sắc. Nhắc đến Nam Cao người ta không thể không nhắc đến tác phẩm đã khẳng định vị trí của ông trong những năm 41 - Chí Phèo - tác phẩm viết về bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau, một là bi kịch bị đẩy vào con đường tha hóa, hai là bi kịch bị cự tuyệt quyền là người. Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người bắt đầu. | Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống Đề bài: Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống Bài làm Nam Cao viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX, là một nhà văn có tấm lòng đôn hậu, chứa chan tình yêu thương. Những trang văn của Nam Cao thường viết về người nông dân thấm đượm tình cảm nhân đạo sâu sắc. Nhắc đến Nam Cao người ta không thể không nhắc đến tác phẩm đã khẳng định vị trí của ông trong những năm 41 Chí Phèo tác phẩm viết về bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau, một là bi kịch bị đẩy vào con đường tha hóa, hai là bi kịch bị cự tuyệt quyền là người. Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người bắt đầu. Sau năm ngày chung sống với Thị Nở, Chí đã bị Thị Nở tuyệt tình. Một chân trời tràn đầy hạnh phúc vừa mở ra trước mắt Chi đã tối sầm lại. Tại sao Thị Nở lại tuyệt tình với Chí? Vì Thị Nở vốn đã dở hơi nhưng nguyên nhân chính là do bà cô của Thị Nở kiên quyết không cho Chí Phèo lấy Thị Nở. Vì Chí Phèo là thằng không cha, không mẹ, là kẻ lưu manh côn đồ, là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Suy nghĩ của bà cô Thị Nở cũng chính là định kiến xã hội đầy bất công đối với Chí. Bà cô Thị Nở, dân làng Vũ Đại không biết và cũng không tin vào sự hoàn lương của Chí. Với họ, Chí mãi mãi là con quỷ dữ. Và thế là định kiến xã hội đã bóp chết tình người mong manh của Thị Nở, đã chặn đứng đường trở lại xã hội lương thiện của Chí. Phát hiện, tố cáo, lên án định kiến xã hội là một đóng góp mới đáng kể của Nam Cao trong văn học Việt Nam hiện đại. Bị Thị Nở tuyệt tình, Chí lâm vào bi kịch bị cự tuyệt vô cùng đau đớn tuyệt vọng. Vị mất Thị Nở là mất tất cả, mất sự bấu víu cuối cùng, là mất đi tổ ấm, mất đi cơ hội làm người mà chí hằng ao ước đến cháy lòng. Có thể thấy, Nam Cao như đã hóa thân vào nhân vật của mình để diễn tả đến tận cùng cơn bão lòng của Chí với những cung bậc cảm xúc, .