Thoát khỏi dòng văn học lãng mạn tô hồng cuộc sống, Nam Cao bước chân đến với những người nông dân nghèo, có số phận đáng thương. Và ông đã vô cùng thành công khi bước vào trái tim người đọc với truyện ngắn "Chí Phèo" - hình ảnh một người nông dân từ chất phác, hiền lành đến tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính. Khác với dòng ngôn ngữ bác học, văn phong chau chuốt, mượt mà, Nam Cao gây ấn tượng cho độc giả bằng hàng loạt tiếng chửi xuyên suốt tác phẩm. Tiếng chửi ấy để lại cho ta một nỗi thấm thía về một kiếp người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người. | Phân tích Tiếng chửi của Chí Phèo Đề bài: Phân tích Tiếng chửi của Chí Phèo Bài làm Thoát khỏi dòng văn học lãng mạn tô hồng cuộc sống, Nam Cao bước chân đến với những người nông dân nghèo, có số phận đáng thương. Và ông đã vô cùng thành công khi bước vào trái tim người đọc với truyện ngắn "Chí Phèo" hình ảnh một người nông dân từ chất phác, hiền lành đến tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính. Khác với dòng ngôn ngữ bác học, văn phong chau chuốt, mượt mà, Nam Cao gây ấn tượng cho độc giả bằng hàng loạt tiếng chửi xuyên suốt tác phẩm. Tiếng chửi ấy để lại cho ta một nỗi thấm thía về một kiếp người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người. "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết." Ngay mở đầu truyện ngắn, Chí Phèo gây ấn tượng cho ta bằng hình ảnh một kẻ ngật ngưỡng say, "vừa đi vừa chửi". Bình thường, người ta chỉ "chửi" khi đang tức giận một điều gì hay một người nào đó. Tiếng chửi gây mất hoà khí với mọi người xung quanh, nhưng đôi khi nó giúp chúng ta bớt căng thẳng vì "bõ tức". Nhưng, Chí có xích mích điều gì hay với ai mà lại phải chửi? Lia cận cảnh vào những đối tượng mà Chí đang xích mích, .