Không phải ngẫu nhiên mà Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam (1941) đã nhận xét về thơ Xuân Diệu: Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết. Thật vậy, đọc Vội vàng chúng ta mới thấy hết được nguồn sống rào rạt chưa từng thấy đó và cũng chính nó tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. | Sức hấp dẫn trong bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu. Đề bài: Sức hấp dẫn trong bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu. Bài làm Không phải ngẫu nhiên mà Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam (1941) đã nhận xét về thơ Xuân Diệu: Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết. Thật vậy, đọc Vội vàng chúng ta mới thấy hết được nguồn sống rào rạt chưa từng thấy đó và cũng chính nó tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. Dựa theo nội dung hình tượng và lối chuyển đổi xưng hô, chúng ta có thể cảm nhận bài thơ theo bố cục hai phần rõ rệt: Phần đầu (Từ Tôi muôn tắt nắng đi cho đến Mùa chưa ngả chiều hôm): ở đây thi sĩ xưng tôi là muốn bộc bạch với mọi người, với cuộc đời. Nội dung cảm xúc ở đây là niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian đang bày ra trước mắt như một bữa tiệc lớn dành cho giác quan và tâm hồn. Nội dung lí luận là việc tập thuyết trình bày những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng mà chủ yếu là xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian, tuổi trẻ. Phần hai là phần còn lại. Thi sĩ xung ta là muốn đối diện với toàn thể sự sống trần gian đối tượng cần tận hưởng. Nội dung cảm xúc đó là những vồ vập chếnh choáng của một cái tôi đầy ham hố đang muốn tận hưởng cho thật nhiều, thật đã đầy những hương sắc của trần thế. Tuy vậy, hai phần thơ lại chuyển tiếp rất tự nhiên về cảm xúc, rất chặt chẽ về lí luận. Nó khiến cho bài thơ liền mạch và hoàn chỉnh cứ như một dòng chảy ào ạt. Ngỡ như thi sĩ không phải dụng công trong việc cấu tạo, thiết lập, sắp xếp gì vậy. Đây chính là thành công cũng như sức hấp dẫn của bài thơ. Đi vào phân tích cụ thể bài thơ ta sẽ thấy điều đó: Mở đầu bài Thơ, Xuân Diệu thể hiện một khát vọng kì lạ đến ngông cuồng: .