Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan

Nếu như ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan là chuẩn mực cho ngôn ngữ thơ Đường luật trang trọng đài các thì ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương lại là sự phá cách bởi những ngôn từ nôm na giản dị vốn được dùng trong đời sống hàng ngày. Thật vậy, trong “Tự tình - I” của nữ sĩ Xuân Hương ta gặp phần lớn là những từ nôm thuần Việt, số lượng từ Hán Việt rất ít. Trong “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan thì ngược lại. | Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan Đề bài: Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan Bài làm Nếu như ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan là chuẩn mực cho ngôn ngữ thơ Đường luật trang trọng đài các thì ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương lại là sự phá cách bởi những ngôn từ nôm na giản dị vốn được dùng trong đời sống hàng ngày. Thật vậy, trong “Tự tình ­ I” của nữ sĩ Xuân Hương ta gặp phần lớn là những từ nôm thuần Việt, số lượng từ Hán Việt rất ít. Trong “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan thì ngược lại. Những từ ngữ trong “Tự tình I” rất dễ hiểu, gần gũi với đời sống người dân lao động: “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom/ Oán hận trông ra khắp mọi chòm,.”, vần “om” Xuân Hương dùng cũng rất lạ, lạ bởi hiếm, từ trước đến nay hình như chưa có ai đặt vần như vậy. Đọc “Tự tình I”, nghe “Tự tình I” đến một người nông dân một chữ cắn đôi không biết cũng hiểu, cũng cảm được tâm tình của người thiếu phụ trong thơ. Đến với “Chiều hôm nhớ nhà” thì khác. Không có một học vấn uyên thâm, một khả năng cảm thơ tương đối thì khó hiểu được tâm sự người cầm bút. Bà Huyện Thanh Quan dùng hàng loạt từ Hán Việt trong sáng tác của mình: “hoàng hôn”, “ngư ông”, “viễn phố”, “mục tử”, “cô thôn”,. Nếu không có học, không biết ý nghĩa tương ứng của những từ ấy: “ngư ông” = ông già câu cá, “viễn phố” = phố xa,. thì khó đọc được thi phẩm này. Không những vậy, ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan còn dùng nhiều điển cố, điển tích, không hiểu được những điều ấy thì cũng khó đọc thơ của bà. Chẳng hạn câu thơ “Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ”, “Kẻ chốn Chương Đài” là kẻ nào? Sự khác biệt trong ngôn ngữ thơ hai nữ sĩ tài hoa ấy đã tạo nên phong cách riêng của từng người, khó nhầm lẫn được. Điều đó cũng có nguồn gốc từ sự xuất thân và hoàn cảnh riêng của từng nhà thơ.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.