Vào những năm đầu thế kỷ XX, bộ môn sân khấu nổi bật nhất ở Nam bộ vẫn là hát bội. Có người cho rằng thời điểm nây, hát bội ở Nam kỳ đă có cải biến nhiều do ảnh hưởng từ tuồng hát Quảng Ðông, hát Tiều và đó có thể là một cách những lưu dân ngưới Việt tiếp thu được khi họ cùng đi theo các nhóm di thần "bài Mãn, phục Minh" vào phía Ðồng Nai. Mỹ Tho, Hà Tiên và những khu vực khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Cũng vào những năm đầu. | Hát Bội Lý Nam Bộ Vào những năm đầu thế kỷ XX bộ môn sân khấu nổi bật nhất ở Nam bộ vẫn là hát bội. Có người cho rằng thời điểm nây hát bội ở Nam kỳ đă có cải biến nhiều do ảnh hưởng từ tuồng hát Quảng Đông hát Tiều và đó có thể là một cách những lưu dân ngưới Việt tiếp thu được khi họ cùng đi theo các nhóm di thần bài Mãn phục Minh vào phía Đồng Nai. Mỹ Tho Hà Tiên và những khu vực khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Cũng vào những năm đầu thế kỷ XX ban hát bội thường kéo tới các địa phương trình diễn khi nơi đó có người đứng ra bao chầu như những điền chủ thân hào thương gia giàu có. Rạp hát mở cửa tự do cho mọi người vào xem. Dĩ nhiên các hạng ghế đầu -cạnh sân khấu - đều dành cho những người có công đóng góp đáng kể hay hàng chức sắc. Ban hát tổ chức trong sân đình và căng lều rạp cốt yếu che mưa nắng cho nghệ nhân. Lệ bán vé vào cửa chỉ xuất hiện khi thực dân Pháp xâm chiếm là đồn trú tại một số tỉnh Nam kỳ. Vào lúc này những đồng tiền kẽm được ném lên sân khấu có mục đích tán thưởng các giây phút nghệ nhân biểu diễn quá nhập vai xuất thần. Sau này còn thêm lệ ném quạt có kẹp những tấm giấy bạc. Về tuồng tích phía Hậu Giang gần như chỉ quen thuộc với loại tuồng Tàu như Trương Phi thủ Cổ thành Tống tửu Đơn Hùng Tín . trong khi miệt Đồng Nai Bến Nghé thích tuồng San Hậu và đây cũng là một dạng tuồng Tổ . Như đã nói vào thời kỳ này tại Nam kỳ các vùng sâu của Rạch Giá ven U Minh nạn cọp sấu hoành hành dữ dội. Ở những nơi chưa có đình làng đồng bào khẩn hoang cho cắm cận bờ sông một vòng rào bên trong đặt sân khấu có bục cao trên mặt nước. Người xem sẽ bơi xuồng vào trong vòng rào ngồi trên xuồng thưởng thức. Cọp ven rừng có tới được mé sông chỉ biết nhìn những ánh đuốc bập bùng. Loài cá sấu thích thịt người cũng đành ngóng mỏ ngoài vòng rào chứ không làm hại ai được. Bên cạnh hát bội loại nhạc cung đình do nho sĩ nhạc công ở Trung Kỳ đưa vào cũng được dạy cho con cái những gia đình khá giả. Mang tên nhạc cung đình nhưng nó in đậm chất dân gian của người xứ Huế có thể