Dẫu nhiều lần được thưởng thức giai điệu tiếng trống Paranưng, thế nhưng những ngày tìm về các xóm Chăm An Giang để sưu tầm tư liệu cho bài viết lần này tôi có cảm nhận rất khác lạ. Âm trống vang vọng xóm làng, đội trống cổ cất vang tiếng hát du dương những cung trầm cung bổng như đưa hồn người nghe vào một thuở hồng hoang lập ấp. Đội trống cổ Panà Về làng Chăm xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú), tôi tìm gặp Giáo Cả Musa Haji Trưởng Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo dân. | Khám phá giai điệu trống cổ Chăm-pa. Dẫu nhiều lần được thưởng thức giai điệu tiếng trống Paranưng thế nhưng những ngày tìm về các xóm Chăm An Giang để sưu tầm tư liệu cho bài viết lần này tôi có cảm nhận rất khác lạ. Âm trống vang vọng xóm làng đội trống cổ cất vang tiếng hát du dương những cung trầm cung bổng như đưa hồn người nghe vào một thuở hồng hoang lập ấp. Đội trống cổ Panà Về làng Chăm xã Khánh Hòa huyện Châu Phú tôi tìm gặp Giáo Cả Musa Haji -Trưởng Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo dân tộc Chăm An Giang - những mong tìm được nguồn tư liệu quý cho bài viết thêm sinh động. Không hoài công tôi được Giáo Cả kể tường tận Trống Paranưng là cội nguồn trong văn hóa văn nghệ truyền thống của đồng bào Chăm. Từ tiếng trống ấy người Chăm đã chia thành 2 trống Trống Paranưng và trống Panà. Trống Panà có hình dáng tựa trống Paranưng nhưng mục đích biểu diễn và cách biểu diễn có phần khác biệt. Trống Panà một đội gồm 12 chiếc trống trong đó 2 trống đực và 10 trống cái. Trống Panà chỉ dùng cho ngày hôn lễ. Khi chơi trống Panà người chơi ngồi quanh nhau thành vòng bán nguyệt. Trống vỗ lên với những thang âm trầm bổng đội đồng ca cũng là những người chơi trống cất vang tiếng hát những bài hát ca ngợi nghĩa tình mẹ cha đối với người con đang cưới gả ca ngợi tình yêu đất nước lời răng dạy. Trống Panà chỉ dành cho nam giới chơi. Còn trống Paranưng được chơi cả những ngày lễ tết người chơi vừa đánh trống vừa hát múa. Khi chơi trống Paranưng cả nam lẫn nữ đều hát múa chung vui. Người Chăm An Giang chỉ còn lưu truyền trống Panà. Nhưng ngày nay do nhu cầu giao lưu văn hóa trống Panà cũng được biểu diễn như tiếng trống Paranưng - tức cả ngày lễ hội. Ông Cả nói rằng 9 xóm Chăm An Giang ngày trước đều có đội trống cổ thế nhưng theo thăng trầm và biến động lịch sử đến nay cộng đồng Chăm An Giang chỉ còn 2 dàn trống cổ ở xóm Chăm Châu Giang Phú Hiệp Phú Tân và đội trống Lama Vĩnh Trường An Phú . Tuy vậy cũng chỉ còn chưa đến chục người biết chơi biết hát các giai điệu cổ nhạc Chăm-pa