Bài giảng "Pháp luật đại cương - Chương 6: Hệ thống pháp luật, ý thức pháp luật và pháp chế XHCN" cung cấp cho người học các kiến thức về hệ thống pháp luật, cơ cấu của hệ thống pháp luật, các ngành luật trong hệ thống pháp luật VN,. . | Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 6 - ĐH Kinh tế Đà Nẵng LOGO CHƯƠNG 6. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XHCN I. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1. Khái niệm hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật được quy định một cách khách quan bởi các điều kiện KT – XH biểu hiện ở sự phân chia hệ thống ấy thành các bộ phận cấu thành khác nhau phù hợp với những đặc điểm, tính chất của các QHXH mà nó điều chỉnh nhưng các bộ phận khác nhau ấy có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau. 2. Cơ cấu của hệ thống pháp luật Cơ cấu của hệ thống pháp luật Quy phạm Chế định Ngành luật pháp luật pháp luật Tập hợp Quy tắc xử QPPL điều sự chung Nhóm QPPL điều chỉnh một lĩnh chỉnh một nhóm vực QHXH QHXH cùng loại nhất định 3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật VN Pháp luật trong nước + Luật Hiến pháp + Luật Thương mại + Luật Hành chính + Luật Tài chính + Luật Hình sự + Luật Ngân hàng + Luật Tố tụng hình sự + Luật Lao động + Luật Dân sự + Luật Đất đai + Luật Tố tụng dân sự + Luật Môi trường + Luật HN – GĐ Luật pháp quốc tế Công pháp Tư pháp quốc tế quốc tế (Luật Quốc tế) 4. Cơ sở để phân định các ngành luật a. Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của ngành luật là các quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của ngành luật đó. Đây là căn cứ cơ bản để phân biệt giữa ngành luật này với ngành luật khác. b. Phương pháp điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là cách thức, phương thức mà ngành luật sử dụng để tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Phương pháp điều chỉnh là căn cứ có tính chất hỗ trợ cho đối tượng điều chỉnh.