Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Phát triển năng lực kiến tạo kiến thức của học sinh, tạo cho học sinh cơ hội thể hiện ý kiến cá nhân về văn bản, phát triển năng lực giao tiếp và kĩ năng đánh giá, tự đánh giá. | Phát triển năng lực cho người học bằng hình thức tổ chức cho học sinh thuyết trình về văn bản TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 20 - Thaùng 4/2014 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO NGƯỜI HỌC BẰNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THUYẾT TRÌNH VỀ VĂN BẢN VŨ THỊ KIM HỒNG (*) NGUYỄN THỊ HỒNG NAM (**) TÓM TẮT Phương pháp dạy học phổ biến trong các giờ dạy đọc hiểu văn bản hiện nay là phương pháp diễn giảng, giáo viên trình bày cách hiểu về văn bản của mình cho học sinh, học sinh tiếp nhận. Cách dạy này mang tính áp đặt, không phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh. Để góp phần giải quyết tình trạng này, chúng tôi đã thử nghiệm tổ chức cho học sinh lớp chuyên Anh, Trường PTTH Chuyên Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ thuyết trình. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: phát triển năng lực kiến tạo kiến thức của học sinh, tạo cho học sinh cơ hội hể hiện ý kiến cá nhân về văn bản, phát triển năng lực giao tiếp và kĩ năng đánh giá, tự đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực kiến tạo kiến thức, năng lực giao tiếp và đánh giá đã được phát triển. Mô hình tổ chức cho học sinh thuyết trình các tác phẩm văn chương trong giờ hiểu văn bản mà chúng tôi thực hiện trong nghiên cứu này có thể được sử dụng ở các trường phổ thông. Từ khoá: phát triển năng lực, thuyết trình, sáng tạo, giao tiếp, đánh giá. ABSTRACT The popular method of teaching reading literature texts is lecturing in which teachers present their understandings of a specific text for students to receive. This method is imposing and restrains students’ creativity. In order to improve this situation, another way of teaching was experimented with a class of selected students at Ly Tu Trong highschool, Can Tho City, in which students made oral presentations. This study aims to establish a learning environment in which students are able to construct their own knowledge, express their judgements on a literature text, develop their communication skills, and enhance their assessment ability. The .