Nội dung bài viết trình bày tối ưu hóa quá trình diệt khuẩn salmonella trong nước thải sau hầm biogas bằng phương pháp nhiệt. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | Tối ưu hóa quá trình diệt khuẩn salmonella trong nước thải sau hầm biogas bằng phương pháp nhiệt Kết quả nghiên cứu KHCN TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH DIỆT KHUẨN SALMONELLA TRONG NƯỚC THẢI SAU HẦM BIOGAS BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT TS. Huỳnh Anh Hoàng1, ThS. Nguyễn Lê Anh Hào2, ThS. Lê Đức Anh3 1. Khoa Môi trường, Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng; 2. Công ty Tư vấn Xây dựng Môi trường Trung Nam; 3. Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Trung; TÓM TẮT Mô hình biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi đang phát triển mạnh ở các vùng nông thôn tại Việt Nam. Tuy nhiên, nồng độ chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nước thải sau hầm biogas vẫn còn ở ngưỡng cao. Việc tiếp tục xử lý nước thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận đòi hỏi tốn kém về chi phí đầu tư xây dựng và vận hành. Nước thải sau biogas có thể được tận dụng để làm phân bón dạng lỏng cho cây trồng với điều kiện cần là phải tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Salmonella [2]. Trong nghiên cứu này, Salmonella trong nước thải được diệt khuẩn bằng phương pháp nhiệt, với 2 yếu tố chính là nhiệt độ và thời gian. Kết hợp cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu thăm dò và ứng dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm để xác định giá trị tối ưu của phương pháp nhiệt. Nghiên cứu này cho kết quả: Sau khi xử lý nước thải sau hầm biogas ở nhiệt độ 580C trong thời gian 47 phút thì Salmonella bị tiêu diệt hoàn toàn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ rong những năm qua, ngành chăn nuôi ở T Việt Nam đã phát triển đáng kể. Từ năm 1990 cho đến nay, ngành có hướng phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây đạt đến 9,1% [1]. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành chăn nuôi đã và đang gây nên ảnh hưởng xấu đến môi trường từ chất thải mà chúng sinh ra [3]. Quá trình phân hủy sinh học kỵ khí là giải pháp thích hợp để xử lý chất thải có nồng độ chất hữu cơ và chất rắn cao như là chất thải chăn nuôi. Sản xuất khí sinh học (biogas) từ chất thải chăn nuôi là giải