Ảnh Stereo là ảnh được thu nhận đồng thời từ cặp CCDs đang được sử dụng rộng rãi để tạo ra ảo giác của độ sâu 3D. Mỗi cặp của ảnh stereo có nhiều cặp khối giống nhau. Có nhiều kỹ thuật giấu tin trong ảnh stereo được đề xuất; tuy nhiên, khả năng nhúng cũng như chất lượng ảnh sau khi nhúng của những kỹ thuật đó còn hạn chế. Trong bài báo này, một phương pháp giấu tin thuận nghịch mới được đề xuất để nhúng những thông tin mật vào những cặp khối giống nhau của ảnh stereo. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng phương pháp đề xuất đạt được khả năng nhúng cao trong khi vẫn bảo đảm chất lượng của ảnh stereo sau khi nhúng tin. | Giấu tin thuận nghịch trong ảnh stereo với khả năng nhúng tin cao Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ IX “Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR'9)”; Cần Thơ, ngày 4-5/8/2016 DOI: GIẤU TIN THUẬN NGHỊCH TRONG ẢNH STEREO VỚI KHẢ NĂNG NHÚNG TIN CAO Nguyễn Thái Sơn 1, Võ Phước Hưng2, Huỳnh Văn Thanh2, Đỗ Thanh Nghị3 1 Khoa Kỹ thuật và công nghệ, Đại học Trà Vinh 2 Bộ môn Công nghệ thông tin, Đại học Trà Vinh 3 Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Cần Thơ thaison@, hungvo@, hvthanh@, dtnghi@ TÓM TẮT— Ảnh Stereo là ảnh được thu nhận đồng thời từ cặp CCDs đang được sử dụng rộng rãi để tạo ra ảo giác của độ sâu 3D. Mỗi cặp của ảnh stereo có nhiều cặp khối giống nhau. Có nhiều kỹ thuật giấu tin trong ảnh stereo được đề xuất; tuy nhiên, khả năng nhúng cũng như chất lượng ảnh sau khi nhúng của những kỹ thuật đó còn hạn chế. Trong bài báo này, một phương pháp giấu tin thuận nghịch mới được đề xuất để nhúng những thông tin mật vào những cặp khối giống nhau của ảnh stereo. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng phương pháp đề xuất đạt được khả năng nhúng cao trong khi vẫn bảo đảm chất lượng của ảnh stereo sau khi nhúng tin. Từ khóa— Ảnh stereo, thuận nghịch, giấu tin, lượng tử hóa hệ số DCT. I. GIỚI THIỆU CHUNG Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đa phương tiện, cùng với việc bùng nổ nhu cầu trao đổi thông tin, một lượng rất lớn dữ liệu đa phương tiện được truyền trên Internet. Vì vậy, các dữ liệu số này có thể bị biên tập, chỉnh sửa hoặc nhân bản một cách dễ dàng bởi các kẻ tấn công [5]. Vì vậy, tính an toàn và bảo mật của những dữ liệu số này ngày càng được quan tâm bởi các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều giải pháp đã được đề xuất trong thời gian qua để bảo vệ tính an toàn và bảo mật của thông tin truyền đi. Những giải pháp này có thể chia ra làm hai loại, đó là mã hóa thông tin (Cryptography) và