Nguyên lý cực hạn

Bài viết này được phát triển từ bài viết “Các phương pháp và kỹ thuật chứng minh” mà chúng tôi đã trình bày tại Hội nghị “Các chuyên đề Olympic Toán chọn lọc” tại Ba Vì, Hà Nội, tháng 5-2010 và giảng dạy cho đội tuyển Olympic Việt Nam dự IMO 2010. Bài viết tập trung chi tiết hơn vào các ứng dụng của Nguyên lý cực hạn trong giải toán. | Nguyên lý cực hạn Nguyên lý cực hạn Trần Nam Dũng Trường Đại học KHTN Tp HCM Bài viết này được phát triển từ bài viết “Các phương pháp và kỹ thuật chứng minh” mà chúng tôi đã trình bày tại Hội nghị “Các chuyên đề Olympic Toán chọn lọc” tại Ba Vì, Hà Nội, tháng 5-2010 và giảng dạy cho đội tuyển Olympic Việt Nam dự IMO 2010. Trong bài này, chúng tôi tập trung chi tiết hơn vào các ứng dụng của Nguyên lý cực hạn trong giải toán. Một tập hợp hữu hạn các số thực luôn có phần tử lớn nhất và phần tử nhỏ nhất. Một tập con bất kỳ của N luôn có phần tử nhỏ nhất. Nguyên lý đơn giản này trong nhiều trường hợp rất có ích cho việc chứng minh. Hãy xét trường hợp biên! Đó là khẩu quyết của nguyên lý này. Một số ví dụ mở đầu Ta xem xét một số ví dụ sử dụng nguyên lý cực hạn Ví dụ 1. Có 3 trường học, mỗi trường có n học sinh. Mỗi một học sinh quen với ít nhất n+1 học sinh từ hai trường khác. Chứng minh rằng người ta có thể chọn ra từ mỗi trường một bạn sao cho ba học sinh được chọn đôi một quen nhau. Giải. Gọi A là học sinh có nhiều bạn nhất ở một trường khác. Gọi số bạn nhiều nhất này là k. Giả sử A ở trường thứ nhất và tập những bạn quen A là M = {B1, B2, , Bk} ở trường thứ 2. Cũng theo giả thiết, có ít nhất 1 học sinh C ở trường thứ 3 quen với A. Vì C quen không quá k học sinh ở trường thứ nhất nên theo giả thiết C quen với ít nhất n+1 – k học sinh của trường thứ hai, đặt N = {D1, D2, ., Dm} là những người quen C ở trường thứ hai thì m ≥ n + 1 – k. Vì M, N đều thuộc tập hợp gồm n học sinh và | M | + | N | ≥ k + n+1 – k = n+1 nên ta có M N ≠ . Chọn B nào đó thuộc M N thì ta có A, B, C đôi một quen nhau. Ví dụ 2. Chứng minh rằng không tồn tại số n lẻ, n > 1 sao cho 15n + 1 chia hết cho n Giải. Giả sử tồn tại một số nguyên lẻ n > 1 sao cho 15n + 1 chia hết cho n. Gọi p là ước số nguyên tố nhỏ nhất của n, khi đó p lẻ. Giả sử k là số nguyên dương nhỏ nhất sao cho 15k – 1 chia hết cho p (số k được gọi là bậc .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
15    1067    39
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    67    2    29-03-2024
48    62    2    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.