Nghĩ về Bùi Giáng là nghĩ về thơ. Cuộc đời và thi phẩm của ông ẩn chứa khí chất thi vị khác thường, do đó, toàn cõi thơ Bùi Giáng là một trời sương dường như luôn luôn xa lạ và mê đắm. Bài viết muốn tìm hiểu liệu có phải chính vì sự vượt thoát trong thơ ca Bùi Giáng và sự tiếp cận thơ ca của ông không nằm chung chiều kích tri nhận đã khiến cho những thi phẩm của ông giăng mờ một màn sương khói hư ảo. Phải chăng, cõi thơ của ông biểu hiện sự tồn hữu ở một chiều kích khác. Thế thì những phương cách nào khả dĩ gợi mở con đường đi vào thơ ca “Sáu Giáng”? Chung quy, nội dung của bài viết là quá trình tìm hiểu đặc trưng chiều kích thứ tư trong thơ Bùi Giáng bằng phương pháp truy tìm động hướng. | Chiều kích thứ tư trong Mưa nguồn và lá hoa cồn của Bùi Giáng TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 1 (2020): 37-48 Vol. 17, No. 1 (2020): 37-48 ISSN: 1859-3100 Website: Bài báo nghiên cứu* CHIỀU KÍCH THỨ TƯ TRONG MƯA NGUỒN VÀ LÁ HOA CỒN CỦA BÙI GIÁNG Võ Quốc Việt Trường Đại học Văn Hiến Tác giả liên hệ: Vũ Quốc Việt – Email: Ngày nhận bài: 19-5-2019; ngày nhận bài sửa: 03-8-2019; ngày duyệt đăng: 22-9-2019 TÓM TẮT Nghĩ về Bùi Giáng là nghĩ về thơ. Cuộc đời và thi phẩm của ông ẩn chứa khí chất thi vị khác thường, do đó, toàn cõi thơ Bùi Giáng là một trời sương dường như luôn luôn xa lạ và mê đắm. Chúng tôi muốn tìm hiểu liệu có phải chính vì sự vượt thoát trong thơ ca Bùi Giáng và sự tiếp cận thơ ca của ông không nằm chung chiều kích tri nhận đã khiến cho những thi phẩm của ông giăng mờ một màn sương khói hư ảo. Phải chăng, cõi thơ của ông biểu hiện sự tồn hữu ở một chiều kích khác. Thế thì những phương cách nào khả dĩ gợi mở con đường đi vào thơ ca “Sáu Giáng”? Chung quy, nội dung của bài viết là quá trình tìm hiểu đặc trưng chiều kích thứ tư trong thơ Bùi Giáng bằng phương pháp truy tìm động hướng. Từ khóa: Bùi Giáng; chiều kích thứ tư; chiều kích tri nhận; vượt thoát 1. Đặt vấn đề Câu chuyện văn chương vẫn luôn là những câu chuyện của cuộc sống con người. Xa rời cuộc sống con người, văn chương trở nên trống rỗng. Nhưng cái đời thường của văn chương, trong đó có thơ ca, là cái đời thường của sự phi thường hoặc khác thường. Vẫn là cuộc sống con người nhưng hiện thực đời sống hiện lên với dáng vẻ dường như xa lạ, một hiện thực khác mà ít khi hoặc chưa thể được phát hiện. Bản chất của văn chương, trong đó có thơ ca, phải chăng là sự “lạ hóa” (defamiliarization), bởi vì “nghệ thuật tồn tại nhằm để khôi phục lại cho ta cảm giác về đời sống vốn đã bị phôi pha .