Hiện nay, Trung Quốc chủ yếu dựa vào các nước khu vực Trung Đông trong đảm bảo an ninh năng lượng. An ninh năng lượng của Trung Quốc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu tuyến đường vận chuyển huyết mạch này bị tắc nghẽn trong bối cảnh việc xây dựng đường ống vận chuyển trên bộ từ Trung Đông sang Trung Quốc là bất khả thi. Nghiên cứu này phân tích những thách thức đang đặt ra trong đảm bảo an ninh cho tuyến đường vận chuyển năng lượng chiến lược trên biển cùng những giải pháp Trung Quốc thực hiện để nâng cao khả năng đảm bảo an ninh cho tuyến đường vận chuyển năng lượng này. | Trung Quốc và vấn đề đảm bảo an ninh trong vận chuyển năng lượng trên biển TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 1 (2020): 140-146 Vol. 17, No. 1 (2020): 140-146 ISSN: 1859-3100 Website: Bài báo nghiên cứu* TRUNG QUỐC VÀ VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN NINH TRONG VẬN CHUYỂN NĂNG LƯỢNG TRÊN BIỂN Trịnh Diệp Phương Vũ Học viện Chính trị Khu vực II Tác giả liên hệ: Trịnh Diệp Phương Vũ – Email: diepvusg@ Ngày nhận bài: 02-10-2019; ngày nhận bài sửa: 19-10-2019; ngày duyệt đăng: 15-12-2019 TÓM TẮT Hiện nay, Trung Quốc chủ yếu dựa vào các nước khu vực Trung Đông trong đảm bảo an ninh năng lượng. An ninh năng lượng của Trung Quốc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu tuyến đường vận chuyển huyết mạch này bị tắc nghẽn trong bối cảnh việc xây dựng đường ống vận chuyển trên bộ từ Trung Đông sang Trung Quốc là bất khả thi. Nghiên cứu này phân tích những thách thức đang đặt ra trong đảm bảo an ninh cho tuyến đường vận chuyển năng lượng chiến lược trên biển cùng những giải pháp Trung Quốc thực hiện để nâng cao khả năng đảm bảo an ninh cho tuyến đường vận chuyển năng lượng này. Từ khóa: an ninh năng lượng; vận chuyển năng lượng; Trung Quốc; Malacca; Hormuz 1. Đặt vấn đề Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu và tiêu dùng năng lượng lớn nhất thế giới với giá trị nhập khẩu lên đến 239,2 tỉ USD, chiếm 20,2% dầu mỏ nhập khẩu toàn thế giới năm 2018 (Workman, 2019). Theo dự đoán của IEA, đến năm 2040, Trung Quốc có khả năng phải dựa vào nhập khẩu để đáp ứng 80% nhu cầu dầu mỏ trong nước với giá trị nhập khẩu lên tới 460 tỉ USD (Lelyveld, 2017). Hiện nay, các nước khu vực Trung Đông đang cung cấp 57% dầu mỏ nhập khẩu và 33% khí tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc (Houlden & Zaamout, 2019, ) và lượng khí tự nhiên nhập khẩu từ Trung Đông sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh sử dụng năng lượng sạch nhằm