Bài viết đưa đến một cái nhìn khái quát về những đặc điểm của nhân vật hoàng đế trong văn chính luận Việt Nam từ thế kỉ X–XV, tiêu biểu như: Khẩu khí hoàng đế qua việc khẳng định vị thế quốc gia, dân tộc; Hoàng đế trị vì bằng nền đức trị, nhân nghĩa và có tư tưởng thân dân. | Nhân vật hoàng đế trong văn chính luận trung đại Việt Nam từ thế kỉ X-XV TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 1 (2020): 176-185 Vol. 17, No. 1 (2020): 176-185 ISSN: 1859-3100 Website: Bài báo nghiên cứu * NHÂN VẬT HOÀNG ĐẾ TRONG VĂN CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X-XV Trịnh Huỳnh An Trường Đại học Bình Dương Tác giả liên hệ: Trịnh Huỳnh An – Email: Email: Ngày nhận bài: 28-5-2019; ngày nhận bài sửa: 29-9-2019; ngày duyệt đăng: 15-11-2019 TÓM TẮT Văn chính luận là một trong những bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam. Đây là bộ phận văn học gắn bó trực tiếp với nền văn hóa chính trị của dân tộc. Trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, văn chính luận luôn giữ chức năng đồng hành trong các sự kiện trọng đại của dân tộc. Đặc biệt, văn chính luận có khả năng thể hiện sâu sắc tư tưởng của con người Việt Nam qua từng thời kì lịch sử, nhất là nhân vật hoàng đế. Thế kỉ X-XV được xem là giai đoạn hoàng kim của văn chính luận trung đại Việt Nam. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ đưa đến một cái nhìn khái quát về những đặc điểm của nhân vật hoàng đế trong văn chính luận Việt Nam từ thế kỉ X – XV, tiêu biểu như: Khẩu khí hoàng đế qua việc khẳng định vị thế quốc gia, dân tộc; Hoàng đế trị vì bằng nền đức trị, nhân nghĩa và có tư tưởng thân dân. Từ khóa: hoàng đế; văn chính luận; văn học trung đại Việt Nam 1. Mở đầu Trong suốt hành trình của nền văn học dân tộc, văn chính luận luôn hiện diện và thể hiện được vai trò, sức sống mãnh liệt. Từ khởi nguyên của nền văn học viết dân tộc, văn chính luận đã được tiếp thu từ Trung Quốc và từng bước tiếp biến, phát triển để khẳng định được vị thế của mình. Lịch sử dân tộc đã cho thấy nước ta luôn phải đối đầu với những thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Những hoàn cảnh chính trị ấy đã trở thành đề tài nóng bỏng cho sáng tác