Enzyme chịu nhiệt Thermus aquaticus DNA polymerase (Taq pol) là một thành phần quan trọng trong phản ứng khuếch đại gen (PCR). Trong nghiên cứu này, plasmid pAKTaq chứa gen mã hóa Taq pol được biến nạp thành công vào vi khuẩn E. coli BL21. | Hoàn thiện quy trình sản xuất enzyme Taq DNA polymerase ở quy mô phòng thí nghiệm Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 19 (2) (2019) 31-37 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT ENZYME TAQ DNA POLYMERASE Ở QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM Hồ Viết Thế*, Nguyễn Minh Phương, Ngô Thị Kim Anh Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm *Email: thehv@ Ngày nhận bài: 23/9/2019; Ngày chấp nhận đăng: 12/11/2019 TÓM TẮT Enzyme chịu nhiệt Thermus aquaticus DNA polymerase (Taq pol) là một thành phần quan trọng trong phản ứng khuếch đại gen (PCR). Trong nghiên cứu này, plasmid pAKTaq chứa gen mã hóa Taq pol được biến nạp thành công vào vi khuẩn E. coli BL21. Tiếp sau đó, điều kiện biểu hiện của Taq pol được xác định bằng cách cảm ứng với IPTG 1 mM trong 6 giờ ở 30 °C. Phản ứng PCR được sử dụng để đánh giá hoạt tính tương đối của enzyme thu được, kết quả cho thấy enzyme thu được có thể sử dụng trong phản ứng PCR để khuếch đại các DNA mục tiêu từ vi khuẩn, thực vật và động vật. Kết quả nghiên cứu này là tiền đề để sản xuất enzyme Taq pol có giá thành rẻ ở quy mô phòng thí nghiệm. Từ khóa: E. coli, enzyme, PCR, Taq DNA polymerase. 1. MỞ ĐẦU Polymerase chain reaction (PCR) là một kỹ thuật phổ biến trong sinh học phân tử nhằm khuyếch đại đoạn DNA mong muốn dưới tác dụng của enzyme DNA polymerase để tạo ra hàng nghìn đến hàng triệu bản sao DNA. Kỹ thuật PCR được Kary Mullis phát minh năm 1985 [1]. Phản ứng PCR sử dụng enzyme DNA polymerase để khuếch đại vùng DNA mục tiêu. Trong đó, DNA polymerase phân lập từ vi khuẩn suối nước nóng Thermus aquatitus (Taq pol) có trọng lượng phân tử dao động trong khoảng 66-94 kDa được sử dụng phổ biến do việc sản xuất đơn giản [2]. Trong đó enzyme với kích thước 94 kDa có hoạt tính cao nhất và có thời gian bán phân hủy khoảng 3 phút ở 95 °C. Việc phát hiện ra khả năng bền với nhiệt độ cao khi tổng hợp DNA của enzyme này đã thúc đẩy sự ra đời của kỹ thuật PCR tự động. Năm 1989, Saiki và công sự đã