Có thể nói, điêu khắc đá là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất của nhân loại. Từ đó đến nay, điêu khắc đá ngày càng phát triển rực rỡ gắn liền với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Bài viết sẽ đưa quý độc giả trải nghiệm nghệ thuật điêu khắc đá trên khắp thế giới; . | Đa dạng nghệ thuật điêu khắc đá trên thế giới ĐA DẠNG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ TRÊN THẾ GIỚI Có thể nói, điêu khắc đá là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất của nhân loại. Từ đó đến nay, điêu khắc đá ngày càng phát triển rực rỡ gắn liền với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Bài viết hôm nay sẽ đưa quý vị trải nghiệm nghệ thuật điêu khắc đá trên khắp thế giới. NỀN ĐIÊU KHẮC ĐÁ TÂY TẠNG Phật giáo ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời sống sinh hoạt người dân Tây Tạng. Được truyền bá vào thế kỷ VII, Phật giáo dần trở thành tôn giáo chính vào thế kỷ VIII. Kết hợp với nền văn hóa truyền thống địa phương độc đáo, Phật giáo Tây Tạng ra đời. Để có thể hiểu rõ hơn tầm ảnh hưởng của Phật giáo Tây Tạng, chúng ta phải ngắm nhìn các tác phẩm điêu khắc đá mỹ nghệ tại nơi đây. Các tác phẩm đá hiển hiện khắp mọi nơi ở Tây Tạng. Những phiến đá được chạm khắc và sơn màu sặc sỡ. Chủ đề thường hướng đến Phật giáo, loài vật và các sinh hoạt thường ngày. LOẠI HÌNH SẢN PHẨM ĐÁ TÂY TẠNG Chủ đề xuyên suốt của các sản phẩm nơi đây chính là tín ngưỡng truyền thống và Phật giáo. Phần lớn, sản phẩm nơi đây được làm ra dưới dạng mani stone. Đây là một loại hình riêng biệt. Sở dĩ như thế là vì thần chú sáu âm của Đức Avalokiteshvara được khắc lên đá. Đó là Om Mani Padme Hum (tiếng Phạn) hay người Tây Tạng phát âm thành Om Mani Peme Hung. Đây là một trong những câu thần chú nổi tiếng nhất trong Phật giáo. Người Việt Nam chúng ta thường biết đến Úm ma ni bát mi hồng hay Án ma ni bát mê hồng. Ở Tây Tạng, câu thần chú này rất được coi trọng thể hiện lòng bác ái của Đức Quán Âm. Thần chú sáu âm của Đức Avalokiteshvara được khắc lên đá. Ngoài ra, người dân nơi đây còn ném các hòn đá mani stone này như một hành động .