Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Francisco de Pina hay là buổi bình minh của chữ Quốc ngữ, xét lại công lao của Alexandre de Rhodes, dấu ấn “Nói Quảng” trong quá trình La ngữ âm hóa tiếng Việt. | Khai sinh chữ Quốc ngữ (từ 1620 đến 1659) Nghiên cứu - Trao đổi KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ (từ 1620 đến 1659) ? Đinh Trọng Tuyên * - Đinh Bá Truyền** 1. Francisco de Pina hay là buổi bình minh của chữ Quốc ngữ Sử dụng các mẫu tự Latinh để ký âm tiếng Việt với mục đích truyền đạo Công giáo vào xứ Đàng Trong ở tiền bán thế kỷ XVII, các giáo sĩ Dòng Tên không bao giờ ngờ rằng họ đã để lại một món quà vô giá cho dân tộc Việt Nam, đó là chữ Quốc ngữ. Ngày nay, chẳng ai hoài nghi về sự tiện ích tuyệt đối của chữ Quốc ngữ đối với nền quốc học và sự nghiệp phát triển văn hóa nước nhà, nhưng mấy ai biết chữ Quốc ngữ đã được khai sinh bởi một giáo sĩ người Bồ Đào Nha, tên là Francisco de Pina, tại một làng quê dân dã ở tỉnh Quảng Nam, đó là làng Thanh Chiêm. Vào đầu thế kỷ XVII, một Giáo đoàn Kitô gồm hơn 20 giáo sĩ Dòng Tên, đó là các linh mục và thầy giảng người Bồ Đào Nha, Ý, Pháp mà trong đó đa phần là người Bồ Đào Nha, được phái đến xứ Đàng Trong thay vì Nhật Bản với mục đích truyền đạo Công giáo. Năm 1615, các giáo sĩ tiên phong trong Giáo đoàn đã đến Đà Nẵng để tìm cách thiết lập cơ sở truyền đạo. Cho Nhà thờ Thiên Chúa giáo Anrê Phú Yên, (Thanh Chiêm 2, Điện đến năm 1623, đã có hai trú sở truyền đạo chính thức Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) - Nơi linh mục Francisco de được mở, một tại Hội An (Residentia Fayfó) và một tại Pina đặt nền tảng đầu tiên cho chữ Quốc ngữ. Nước Mặn (Residentia Nuœcman, Pulocambi) thuộc Quy Nhơn, và hai năm sau (1625) thì lập trú sở truyền đạo thứ ba tại dinh trấn Thanh Chiêm. Ban đầu, sứ Theo Roland Jacques (trong tác phẩm Portuguese mệnh gieo đức tin Thiên Chúa diễn ra một cách khó Pioneers of Vietnamese Linguistics Prior to 1650/ L’oeuvre khăn do cách biệt ngôn ngữ, các giáo sĩ không thể de quelques pionniers Portugais dans le domaine de la hiểu dân địa phương nói gì bởi ngôn ngữ ở đây là một linguistique vietnamienne jusqu’en 1650, Bangkok: thứ “tiếng như âm nhạc, nghe như chim hót”. Vì thế,