Biểu hiện niềm tin tôn giáo qua hành vi tham dự các ngày lễ, khóa tu của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết tìm hiểu sự biểu hiện niềm tin tôn giáo qua hành vi tham dự các ngày lễ, khóa tu của tín đồ Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát 502 tín đồ cho thấy mức độ tham dự các ngày lễ, khóa tu là trung bình, không thường xuyên; có 5 ngày lễ được tín đồ tham dự nhiều nhất là: Vu lan, Phật đản, rằm tháng Giêng, Sám hối định kỳ, Rước xuân. | Biểu hiện niềm tin tôn giáo qua hành vi tham dự các ngày lễ, khóa tu của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3&4 - 2017 3 THÁI VĂN ANH* BIỂU HIỆN NIỀM TIN TÔN GIÁO QUA HÀNH VI THAM DỰ CÁC NGÀY LỄ, KHÓA TU CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tóm tắt: Niềm tin tôn giáo là đặc trưng tâm lý quan trọng của tín đồ Phật giáo. Niềm tin ấy biểu hiện sinh động qua các hành vi tôn giáo trong đời sống tín đồ. Bài viết tìm hiểu sự biểu hiện niềm tin tôn giáo qua hành vi tham dự các ngày lễ, khóa tu của tín đồ Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát 502 tín đồ cho thấy mức độ tham dự các ngày lễ, khóa tu là trung bình, không thường xuyên; có 5 ngày lễ được tín đồ tham dự nhiều nhất là: Vu lan, Phật đản, rằm tháng Giêng, Sám hối định kỳ, Rước xuân. Thông qua việc tham dự các ngày lễ, khóa tu này niềm tin Tam bảo của tín đồ ngày thêm sâu sắc, đồng thời họ cũng cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng như được tiếp thêm ý chí, nghị lực cho cuộc sống. Tín đồ tham dự các ngày lễ, khóa tu nhằm ba mục đích chính: tu tập, cầu nguyện và giải tỏa căng thẳng, áp lực cuộc sống. Từ khóa: Niềm tin tôn giáo, Phật giáo, hành vi tôn giáo, tín đồ Phật giáo, Thành phố Hồ Chí Minh. Dẫn nhập Các nhà nghiên cứu đều cơ bản nhất trí rằng yếu tố quyết định của một tôn giáo là đức tin hay niềm tin. Con người ta không thể trở thành tín đồ của một tôn giáo, nếu không có niềm tin tôn giáo. Đối với Phật giáo cũng vậy, niềm tin là chất liệu cần thiết cho sự gắn kết giữa Tam bảo (Đức Phật, giáo pháp, Tăng đoàn) với tín đồ. Niềm tin sâu sắc, vững chắc là cơ sở để tín đồ nỗ lực ý chí học hỏi, thực hành giáo lý hướng đến những gì tốt đẹp nhất cho mục tiêu an lạc, hạnh phúc mà Phật giáo đã chủ trương. Với vai trò là yếu tố trung tâm, niềm tin là cơ * Khoa Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội. Ngày nhận bài: 00/00/2017; Ngày biên tập: 18/4/2017; Ngày duyệt đăng: 28/4/2017. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3&4 - .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.