Bài viết đưa ra một khía cạnh trả lời cho câu hỏi tại sao không phải tôn giáo nào khác, mà chính là các hệ phái Tin Lành có điều kiện gia tăng tín đồ đáng kể trong vùng các tộc người thiểu số những thập niên gần đây. | Đặc thù tổ chức Giáo hội - một lý do cơ bản khiến một bộ phận dân tộc thiểu số cải giáo theo Tin Lành Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3&4 - 2017 85 NGUYỄN QUANG HƯNG* ĐẶC THÙ TỔ CHỨC GIÁO HỘI - MỘT LÝ DO CƠ BẢN KHIẾN MỘT BỘ PHẬN DÂN TỘC THIỂU SỐ CẢI GIÁO THEO TIN LÀNH Tóm tắt: Tin Lành được truyền bá vào Việt Nam hơn một thế kỷ nay. Cho tới những năm 1980, tôn giáo này phát triển “đều đều”, nhưng dần dần hiện diện ở nhiều nơi, tập trung ở các tỉnh và thành phố khu vực phía Nam, đồng thời cũng trải qua những thăng trầm, có lúc sụt giảm về tín đồ như giai đoạn chục năm đầu sau khi đất nước thống nhất. Tuy nhiên, ba thập niên gần đây, Tin Lành đã có những bước phát triển, đặc biệt là ở các khu vực đô thị lớn và vùng các tộc người thiểu số. Trên cơ sở phân tích một số đặc thù về tổ chức giáo hội khi Tin Lành truyền bá vào vùng dân tộc Hmông, bài viết đưa ra một khía cạnh trả lời cho câu hỏi tại sao không phải tôn giáo nào khác, mà chính là các hệ phái Tin Lành có điều kiện gia tăng tín đồ đáng kể trong vùng các tộc người thiểu số những thập niên gần đây. Từ khóa: Tin Lành, Công giáo, tộc người thiểu số, người Hmông. 1. Đặc thù cơ cấu tổ chức giáo hội của Tin Lành Năm nay 2017, các hệ phái Tin Lành kỷ niệm 500 năm kể từ khi Martin Luther (1483-1546) khởi đầu ngọn cờ cải cách tôn giáo ở Đức, mở ra một trang sử mới không chỉ trong đời sống tôn giáo ở Phương Tây mà kéo theo đó là nhiều biến đổi lớn trong đời sống chính trị - xã hội ở Châu Âu nói chung. So với Công giáo, Tin Lành truyền bá vào Việt Nam nói riêng, khu vực Đông Á nói chung muộn hơn 3, 4 thế kỷ. Tuy vậy, Tin Lành ở khu vực Đông Á cho tới nay với số lượng tín đồ * Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu đánh giá xu hướng tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Hmông theo Tin Lành và một số hiện tượng tôn giáo mới vùng Tây Bắc”, mã số: , thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng .