Trong bài viết này, khảo cứu bài kệ truyền thừa của sư Liễu Quán qua một số ấn phẩm, chúng tôi muốn đính chính một vài chữ nhầm lẫn do hiện tượng đồng âm và nêu lên ý nghĩa của bài kệ này, tức là nó đã cho thấy dòng thiền này khi ở Việt Nam đã thoát khỏi sắc màu của Phật giáo Quảng Đông, Phúc Kiến ở Trung Hoa. | Về bài kệ truyền thừa của phái thiền lâm tế Liễu Quán Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5&6 – 2017 73 NGUYỄN HỮU SỬ* PHAN TRƯƠNG QUỐC TRUNG** VỀ BÀI KỆ TRUYỀN THỪA CỦA PHÁI THIỀN LÂM TẾ LIỄU QUÁN Tóm tắt: Sư Liễu Quán thọ 76 tuổi, 43 năm truyền thừa y bát của thiền sư Tử Dung, 34 năm thuyết pháp lợi sinh, mở 6 đại giới đàn, độ 49 đệ tử. Trong suốt 43 năm được truyền y và 34 năm thuyết pháp của mình, sư không để lại tác phẩm nào ngoài bài kệ truyền thừa. Từ khi xuất kệ đến nay trải gần 300 năm dòng thiền này ngày càng phát triển hưng thịnh trên khắp các vùng miền có Phật giáo trong cả nước. Có thể tổng kết ba điểm nổi bật của dòng thiền này là truyền thừa liên tục lâu nhất; phạm vi truyền bá rộng nhất và lượng đệ tử tại gia xuất gia đông nhất ở Việt Nam. Sức sống và năng lượng của dòng thiền này gói gọn trong bài kệ truyền thừa thể hiện qua ba điểm tạo thành thế đứng chân vạc vững chãi là “trọng tính thực tiễn”, tức lấy thực tiễn để kiểm chứng phương pháp tu hành theo “giới, định, tuệ” trên cơ sở “tri hành hợp nhất” nhằm một mục đích cuối cùng là “giải thoát giác ngộ”. Trong bài viết này, khảo cứu bài kệ truyền thừa của sư Liễu Quán qua một số ấn phẩm, chúng tôi muốn đính chính một vài chữ nhầm lẫn do hiện tượng đồng âm và nêu lên ý nghĩa của bài kệ này, tức là nó đã cho thấy dòng thiền này khi ở Việt Nam đã thoát khỏi sắc màu của Phật giáo Quảng Đông, Phúc Kiến ở Trung Hoa. Từ khóa: Kệ truyền thừa, Liễu Quán, Lâm Tế. * Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ** Nghiên cứu độc lập, Hà Nội. Ngày nhận bài: 07/6/2017; Ngày biên tập: 15/6/2017; Ngày duyệt đăng: 26/6/2017. 74 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5&6 - 2017 Dẫn nhập Thiền sư Liễu Quán tiếp nối đời thứ 35 dòng thiền Lâm Tế nếu lấy tổ Lâm Tế làm mốc, còn ở Việt Nam là vị sơ tổ của phái thiền Lâm Tế Liễu Quán. Sư là mắt xích quan trọng trong việc tiếp nối mạch thiền từ Trung Hoa sang Việt Nam. Từ khi viên tịch (năm 1742) đến