Hơn nửa thế kỷ du nhập vào Việt Nam, tôn giáo Baha’i ngày một phát triển và có nhiều đóng góp tích cực cho sự tiến bộ xã hội trong bối cảnh đời sống xã hội Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, tôn giáo Baha’i còn khá xa lạ với nhiều người. | Quá trình du nhập và những giáo vụ cơ bản của tôn giáo Baha’i tại Việt Nam 46 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2017 BÙI PHAN KHÁNH* QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ NHỮNG GIÁO VỤ CƠ BẢN CỦA TÔN GIÁO BAHA’I TẠI VIỆT NAM Tóm tắt: Hơn nửa thế kỷ du nhập vào Việt Nam, tôn giáo Baha’i ngày một phát triển và có nhiều đóng góp tích cực cho sự tiến bộ xã hội trong bối cảnh đời sống xã hội Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, tôn giáo Baha’i còn khá xa lạ với nhiều người. Vì vậy, bài viết sẽ quá trình du nhập và phát triển của tôn giáo Baha’i tại Việt Nam, đồng thời, tìm hiểu những giáo vụ cơ bản của tôn giáo Baha’i thể hiện sự phù hợp với sự phát triển của thế giới hiện đại. Từ khóa: Tôn giáo Baha’i, du nhập, giáo vụ, Việt Nam. Dẫn nhập Baha’i theo cổ ngữ Arab nghĩa là “Người noi theo ánh sáng của Thượng đế” ra đời năm 1863 tại Ba Tư, nay là Iran. Tôn giáo Baha’i bắt nguồn từ phong trào Babi ra đời ở Ba Tư, kéo dài từ năm 1844- 1852. Người sáng lập ra trào lưu mới này là Siyyid Ali Muhamad, được gọi là Báb (có nghĩa là “cái cửa”). Trước khi qua đời, Báb chọn một môn đệ trẻ tuổi của mình để kế vị. Đó là Subh-I-Ezel, nhưng do Ezel quá trẻ nên không nhận được sự ủng hộ từ ban lãnh đạo cộng đồng đạo này. Vì vậy, các nhiệm vụ tôn giáo được trao cho Mirza Husayn Ali (1817-1892), là người anh cùng cha khác mẹ nhưng lớn tuổi hơn Subh-I-Ezel. Vào năm 1863, Ali tuyên bố là người dẫn dắt thế giới, giống như lời tiên tri của Báb trước đó. Từ đó, Ali được gọi là Baha’u’llah (nghĩa là vinh quang của Thượng Đế) và được coi là người sáng lập tôn giáo Baha’i. Tôn giáo Baha’i cổ xúy cho nguyên lý về sự thống nhất cơ bản của nhân loại như là sự biểu trưng cho tuyệt đích của toàn bộ quá trình tiến hóa của nhân loại. * Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 7/7/2017; Ngày biên tập: 20/7/2017; Ngày duyệt đăng: 18/8/2017. Bùi Phan Khánh. Quá trình du nhập và những giáo vụ. 47 Trong quá trình tồn tại, tôn giáo .