Tam giáo (Nho - Phật - Đạo) đồng hành với công cuộc mở cõi phương Nam của lưu dân Việt và ảnh hưởng đến hầu như mọi mặt đời sống xã hội Đàng Trong (thế kỷ XVII - XVIII). Đường lối tiếp biến Tam giáo của chính quyền Đàng Trong được thực thi qua từng đối sách cụ thể trên tinh thần hòa đồng, viên dung. | Chính sách Viên dung Tam giáo của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong (thế kỷ XVII - XVIII) Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 – 2017 63 LÊ BÁ VƯƠNG* CHÍNH SÁCH VIÊN DUNG TAM GIÁO CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG (THẾ KỶ XVII - XVIII) Tóm tắt: Tam giáo (Nho - Phật - Đạo) đồng hành với công cuộc mở cõi phương Nam của lưu dân Việt và ảnh hưởng đến hầu như mọi mặt đời sống xã hội Đàng Trong (thế kỷ XVII - XVIII). Đường lối tiếp biến Tam giáo của chính quyền Đàng Trong được thực thi qua từng đối sách cụ thể trên tinh thần hòa đồng, viên dung. Song song với việc khuyến khích phát triển Nho giáo, các chúa Nguyễn xiển dương Phật giáo và sùng mộ Đạo giáo. Viên dung Tam giáo đã tạo dựng nền văn hóa phương Nam với nhiều đặc trưng phong phú. Từ khóa: Viên dung, tam giáo, chúa Nguyễn. 1. Bức tranh văn hóa Đàng Trong (thế kỷ XVII - XVIII) Cho tới thế kỷ XVI, vùng Đàng Trong “vẫn là những trung tâm văn hó a có quá khứ huy hoà ng”1. Văn hó a Ấ n Đô ̣ vố n thấ m sâu trong đời số ng tinh thầ n củ a cư dân bả n điạ trên vùng đất phía nam Linh Giang. Trên bước đường Nam tiến, một chính sách giải quyết vấn đề di động xã hội và tiếp biến văn hóa đã được các chúa Nguyễn áp dụng: “Đầ u bả n triề u ta (tức Nguyễn Hoà ng), khi đá nh lấ y đươ ̣c Chiêm Thà nh, phá i lıń h Kinh đế n đồ n thú đấ t ấ y, giá n hoă ̣c có người ở la ̣i, không về , sau lấ y vơ ̣ Chiêm Thà nh, sinh con chá u, đề u go ̣i là dân Kinh cư ̣u”2. Trong bối cảnh đó, văn hóa Việt được du nhập mạnh mẽ vào Đàng Trong đồng hành với lưu dân trong công cuộc khai phá đất phương Nam. Xuất thân từ Đà ng Ngoà i, “vốn tôn sù ng nhấ t là Nho giá o, thứ đế n là Phâ ̣t giá o, cuố i cù ng là Laõ giá o”3, người Việt coi Tam giáo là nét văn hóa tâm linh truyền thống. Quá trıǹ h cô ̣ng cư, lưu dân Viêṭ đã cố gắ ng thâu nhâ ̣n văn hó a bả n điạ để phá t triể n. Đại Nam Nhấ t Thố ng * Đại học Văn hóa, Thành phố Hồ Chi .