Nội dung của bộ Tam Phủ trong tư liệu phương Tây và tư liệu Quốc ngữ thời kỳ sớm

Bài viết này khảo sát về kết cấu và nội dung của bộ Tam Phủ trong mảng tư liệu Phương Tây và Quốc ngữ thời kỳ sớm, mà trọng tâm là các tác phẩm của nhóm Đắc Lộ (khoảng giữa thế kỷ XVII), nhóm Thecla (giữa thế kỷ XVIII), và kết thúc với bộ đại từ điển về tôn giáo thế giới xuất bản ở Châu Âu vào nửa cuối thế kỷ XIX. | Nội dung của bộ Tam Phủ trong tư liệu phương Tây và tư liệu Quốc ngữ thời kỳ sớm 112 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2017 CHU XUÂN GIAO* NỘI DUNG CỦA BỘ TAM PHỦ TRONG TƯ LIỆU PHƯƠNG TÂY VÀ TƯ LIỆU QUỐC NGỮ THỜI KỲ SỚM Tóm tắt: Từ kết quả nghiên cứu theo hướng tiếp cận văn hóa sử (historical anthropology/nhân loại học lịch sử) trong nhiều năm qua về hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ gắn với vũ trụ quan của người Việt, chúng tôi đã đi đến nhận thức về vị trí quan yếu trong chủ đề này của nguồn tư liệu Phương Tây và tư liệu Quốc ngữ thời kỳ sớm [Chu Xuân Giao 2010a, 2015a, 2015b]. “Thời kỳ sớm” được tính từ khoảng giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, và trước năm 1858. Nếu như thuật ngữ Bà chúa Liễu Hạnh - vị thần thường được xem là thuộc về thiên phủ - chính thức xuất hiện trong tư liệu quan phương của Phương Tây vào các thập niên 1820-1840, mà khâu chuẩn bị cơ sở được diễn ra bắt đầu từ thập niên 1750, thì đặc biệt thú vị, ghi chép về các phủ trong bộ Tam Phủ (Thiên Phủ, Địa Phủ, Thủy Phủ) lại xuất hiện rất sớm, gắn ngay với những ấn phẩm đầu thập niên 1650 của giáo sĩ Đắc Lộ. Bài viết này khảo sát về kết cấu và nội dung của bộ Tam Phủ trong mảng tư liệu Phương Tây và Quốc ngữ thời kỳ sớm, mà trọng tâm là các tác phẩm của nhóm Đắc Lộ (khoảng giữa thế kỷ XVII), nhóm Thecla (giữa thế kỷ XVIII), và kết thúc với bộ đại từ điển về tôn giáo thế giới xuất bản ở Châu Âu vào nửa cuối thế kỷ XIX. Từ khóa: Tam phủ, tài liệu, Quốc ngữ, Phương Tây. 1. Khái quát về hệ thống Tam Phủ và Tứ Phủ từ góc nhìn văn hóa sử Tam Phủ và Tứ Phủ là những thuật ngữ quen thuộc từ Đổi Mới đến nay, cả trong báo chí và trong học thuật, đặc biệt thông dụng trong * Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam mang tiêu đề “Hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ trong thực hành tín ngưỡng của người Việt (Kinh) và một số tộc người

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.