Bài viết này tập trung khảo cứu một số tư tưởng Phật học nổi bật mà Hòa thượng đã công bố trên các tạp chí đó cho mục đích chấn hưng Phật giáo đương thời. Có thể tạm chia các nội dung đó thành 2 nhóm chủ đề chính: Về nền tảng lý luận cơ bản của Phật học; Về giáo lý và con đường tu tập. | Đóng góp về Phật học của Hòa thượng Khánh Hòa trong phong trào Chấn Hưng Phật giáo Việt Nam Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 – 2017 3 HOÀNG THỊ THƠ* ĐÓNG GÓP VỀ PHẬT HỌC CỦA HÒA THƯỢNG LÊ KHÁNH HÒA TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Tóm tắt: Hòa thượng Khánh Hòa (1877-1947) - tự hiệu Như Trí, trụ trì chùa Tiên Linh (nay là Tuyên Linh), Tân Hương, Bến Tre - là một trong những vị lãnh đạo đầu tiên của Phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ. Hòa Thượng đã có nhiều đóng góp tầm chiến lược cho phong trào này, đặc biệt là những đóng góp về Phật học (tức Pháp bảo) thể hiện qua nhiều bài viết trên các tạp chí Phật học bằng Quốc ngữ mà Hòa thượng vừa làm chủ bút, vừa là tác giả từ những năm 1929. Bài viết này tập trung khảo cứu một số tư tưởng Phật học nổi bật mà Hòa thượng đã công bố trên các tạp chí đó cho mục đích chấn hưng Phật giáo đương thời. Có thể tạm chia các nội dung đó thành 2 nhóm chủ đề chính: Về nền tảng lý luận cơ bản của Phật học; Về giáo lý và con đường tu tập. Từ khóa: Hòa thượng Khánh Hòa, chấn hưng Phật giáo, đóng góp, Phật học. Dẫn nhập Hòa thượng Khánh Hòa (1877-1947) - tự hiệu Như Trí, trụ trì chùa Tiên Linh (nay là Tuyên Linh), Tân Hương, Bến Tre - là một trong những vị lãnh đạo Phật giáo sớm có nhận định về thực trạng “Tăng đồ hủ bại, Phật giáo suy vi!” và nguyên nhân “Phật giáo suy đồi là bởi tăng đồ thất học” 1 của Phật giáo Nam kỳ. Hòa Thượng đã không ngừng bôn ba khắp vùng Nam kỳ để kêu gọi Phật giáo lục tỉnh cùng Phật giáo Sài Gòn, Chợ Lớn2 “kiết hiệp” chấn hưng Phật giáo bằng * Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết này được hoàn thiện trên cơ sở bài tham luận Hội thảo Khoa học về Hòa thượng Khánh Hòa được tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Ngày nhận bài: 8/6/2017; Ngày biên tập: 15/9/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017 những công việc hết sức cụ thể như: lập thư viện Phật giáo, thỉnh Tam Tạng kinh; nghiên cứu và phiên dịch