Khảo cứu Lê Triều Đình Đối Văn

Bằng phương pháp định bản văn bản học và sử liệu học, bài viết giới thiệu những bằng cứ và lập luận khảo cứu định bản tác phẩm “Lê Triều Đình Đối Văn”- một văn bản được cho là văn sách đình đối duy nhất về Phật giáo thời Lê Sơ. Trong đó, tác giả đi sâu phân tích một số vấn đề cơ bản liên quan tới văn bản này, như vấn đề văn bản học, tác giả biên soạn, nội dung của tác phẩm và giá trị của nó. | Khảo cứu Lê Triều Đình Đối Văn 32 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017 PHẠM THỊ CHUYỀN* KHẢO CỨU LÊ TRIỀU ĐÌNH ĐỐI VĂN Tóm tắt:Bằng phương pháp định bản văn bản học và sử liệu học, bài viết giới thiệu những bằng cứ và lập luận khảo cứu định bảntác phẩm “Lê Triều Đình Đối Văn”- một văn bản được cho là văn sách đình đối duy nhất về Phật giáo thời Lê Sơ. Trong đó, tác giả đi sâu phân tích một số vấn đề cơ bản liên quan tới văn bản này, như vấn đề văn bản học, tác giả biên soạn, nội dung của tác phẩm và giá trị của nó. Từ đó, bài viết nhận định, văn bản này “có thể” (không chắc chắn) là bài văn sách Đình đối của Lê Ích Mộc thời Lê Hiến Tông, giải thích một số giáo lý của Phật giáo theo tư tưởng Thiền tông, rất có giá trị trong nghiên cứu văn sách đình đối và văn học thời Trung đại ở Việt Nam. Từ khóa: Văn sách đình đối, Phật giáo,Lê Sơ, Lê Ích Mộc, Lê Hiến Tông, Thiền tông, thực hành. Dẫn nhập Lê triều đình đối văn () được biết đến trong các nghiên cứu trước đây là văn sách Đình đối khoa thi năm Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thời Lê Sơ. Trong nghiên cứu của Đàm Văn Chí1, Lê Ích Mộc là một trạng nguyên tinh thông Kinh Kim Cương. Ông vốn là người làng Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, tổng Hải Dương, nay thuộc Tp. Hải Phòng, quen nhà sư đọc thông nhiều kinh Phật, khoa thi năm Nhâm Tuất (1502) niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 đời vua Lê Hiến Tông, văn thi Đình hỏi về Phật sự, ông đỗ đầu, tiếng vang thiên hạ. Sau này, bài nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thao và Trần Phương2 cung cấp những thông tin về quê quán, hành trạng và tài năng đọc thiên kinh vạn quyển, cũng như sự am hiểu Phật giáo của Lê Ích Mộc, đồng thời hai tác giả này đã phân tích lý do Lê Hiến Tông ra đề thi đình về Phật giáo khoa thi năm Nhâm Tuất (1502). Tác giả nhấn mạnh thêm thời vua Lê * Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài: 6/9/2017; Ngày biên tập: 15/9/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017. Phạm Thị Chuyền. Khảo

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
30    3    1    29-05-2024
34    78    1    29-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.