Tài liệu bao gồm các nội dung: ích lợi của việc chủ động lấy hơi; các trường hợp lấy hơi; các nguyên tắc lấy hơi trong ca hát; những điểm cần lưu ý; thực tập và câu hỏi ôn tập. | Thanh nhạc lý thuyết và thực hành - Bài 5: Lấy hơi trong ca hát Luyen Thanh Page 1 of 6 BÀI 5 LẤY HƠI TRONG CA HÁT DÀN BÀI I. Ích lợi của việc chủ động lấy hơi II. Các trường hợp lấy hơi III. Các nguyên tắc lấy hơi trong ca hát IV. Những điểm cần lưu ý V. Thực tập VI. Câu hỏi ôn tập Như đã biết, việc lấy hơi không chỉ nhằm mục đích cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, cũng như cung cấp làn hơi cho việc phát thanh, nhưng còn góp phần biểu hiện ý nghĩa, nội dung, tình cảm của bài hát, có nhiều trường hợp lấy hơi khác nhau mà người ca viên cần biết và làm quen. Đằng khác, cũng có một số nguyên tắc trong việc lúc nào nên hay không nên lấy hơi và những lợi ích của việc lấy hơi như thế nào. I. ÍCH LỢI CỦA VIỆC CHỦ ĐỘNG LẤY HƠI 1. Việc chủ động lấy hơi lúc khởi tấu cũng như trong bài hát, sẽ làm cho tiếng hát được đầy đặn và có năng lực hơn. Nhiều người than hơi của mình ngắn, hoặc tiếng yếu, một phần lớn, là không lấy hơi đúng cách, hoặc không ý thức để lấy hơi đúng lúc. 2. Ích lợi lớn lao khác là giúp cho toàn thể ca viên bắt đầu câu hát được đều đặn và sắc bén. Nhiều ca đoàn khởi tấu chưa đều, phần nhiều là do chưa tập lấy hơi chủ động. II. CÁC TRƯỜNG HỢP LẤY HƠI Người ta thừơng phân biệt bốn trường hợp chính như sau : 1. Lấy hơi lớn : Là lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa (giống như dấu chấm trong bài văn). Thí dụ 1 : 2. Lấy hơi nhỏ : mhtml:file://E:\hoc nhac\hoc nhac ly\LuyenThanh-XuongAm\LuyenThanh-XuongAm. 21/01/2018 Luyen Thanh Page 2 of 6 Là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc), (giống như dấu phẩy trong bài văn). Thí dụ 2 : 3. Lấy hơi trộm : Là lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy (không để người khác nhận ra). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc